Đoạn miêu tả với chức năng thư giãn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 33)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1.2.Đoạn miêu tả với chức năng thư giãn

Thư giãn tức là “làm cho cơ bắp ở trạng thái thả lỏng tạo nên cảm giác

tinh thần thư thái, thoải mái” [10, Tr 970]. Trong văn tự sự bên cạnh việc

phân chia, liên kết các sự kiện để tác phẩm có nội dung thông báo hoàn chỉnh, tạo nên sự liền mạch, nhà văn còn sử dụng các đoạn miêu tả đan xen giữa các sự kiện. Nó làm cho chuỗi sự kiện đi chậm lại, kéo dài thời gian của truyện hoặc làm chậm đoạn mở nút của truyện. Những đoạn miêu tả như vậy sẽ giúp người đọc thư thái, cảm nhận và tìm hiểu những giá trị mà tác phẩm mang lại. Giáo sư Đỗ Hữu Châu gọi những đoạn miêu tả đó là những đoạn miêu tả có chức năng thư giãn.

Hầu hết các tác phẩm viết cho thiếu nhi mà chúng tôi thống kê được đều có đoạn miêu tả với chức năng thư giãn. Nó được đưa vào tác phẩm với những dụng ý riêng, đặc biệt nó gây bất ngờ và hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đoạn miêu tả với chức năng thư giãn trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi chiếm 14 phiếu (14,4%). Tuy nhiên mỗi đoạn miêu tả lại cho thấy dụng ý nghệ thuật và phong cách cá nhân của từng tác giả.

Trong truyện cổ Em bé bán diêm có sử dụng đoạn miêu tả với chức

năng này:

“Diêm bén lửa thật nhạy, em nhìn say đắm ngọn lửa từ lúc xanh lam, dần chuyển sang biếc, trắng ra, rực hồng chạy dọc theo que gỗ, sáng chói lên trông thật xinh đẹp tuyệt vời.

Em chụm đôi tay lại để que diêm vào giữa và hơ nóng, tưởng như mình đang hơ trên lửa than hồng. Ôi! Ánh sáng của ngọn lửa thật kì diệu biết bao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một cái lò sưởi, bỗng nhiên ngón cái bên tay cầm diêm nóng bỏng lên, lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, que diêm đã tàn hẳn…

Em quyết định quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và lửa lại sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải thật mỏng khiến cho em nhìn thấy mọi vật ở trong nhà. Bàn ăn thịnh soạn đã dọn sẵn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn bày những đĩa bát bằng sứ quý giá, giữa bàn là cả một con ngỗng quay to béo. Nhưng một điều kì diệu đã xảy ra là ngỗng ta bỗng nhảy ra khỏi chiếc đĩa và mang cả dao ăn cắm trên lưng, tiến về phía em. Que diêm vụt tắt, bầu trời giá rét và cả bức tường khô cứng, lạnh tanh lại trở về bên em…

Cây diêm thứ ba lại được quẹt lên, lửa rực sáng, trước mắt em hiện ra một cây thông Noel lớn và trang trí thật lộng lẫy mà em chưa từng được gặp bao giờ. Thật nhiều ngọn nến được thắp sáng trên cành lá xanh tươi và rất nhiều món đồ chơi đủ màu sắc trông thật hấp dẫn. Em với đôi tay nhỏ bé của mình về phía cây thông…diêm lại tắt. Tất cả các ngọn nến, cả những món đồ chơi xinh đẹp đều bay trên cao, cao hơn mãi rồi biến thành những ngôi sao lấp lánh khắp bầu trời…

Em chẳng thèm đếm tiếp que diêm ngay sau đó, mà chỉ chăm chú nhìn ánh sáng xanh tỏa ra chung quanh và bắt gặp bà em đang mỉm cười với em…

Que diêm lần nữa vụt tắt phụt và ánh mắt sáng rực, khuôn mặt rạng rỡ của em cũng biến mất. Em liền tay quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao. Em muốn giữ bà lại! Diêm nối nhau cháy tựa như ánh sáng mặt trời chiếu sáng, em thấy bà em to lớn ra, thật đẹp, bà tiến đến bên em, cầm lấy tay em,

rồi hai bà cháu bay vút lên cao, lên cao mãi, chẳng còn thấy đói rét, đau buồn, lo sợ nào đe dọa em nữa. Em đi cùng bà về với thượng đế”.

[9, Tr 113 - 115] Người đọc đang phải chứng kiến cảnh thương tâm: Trong tối giao thừa giá rét, một em bé đầu để trần, chân đi đất đang dò dẫm từng bước đi. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào nên em không dám về nhà vì sợ cha mắng. Cái lạnh khủng khiếp của mùa đông ngấm vào da thịt của một đứa trẻ tôi nghiệp khiến người đọc vô cùng thương xót thì ngay sau đó chúng ta được chìm vào trạng thái thoải mái thư giãn hoàn toàn với đoạn miêu tả cảnh em bé bán diêm “đánh liều” quẹt từng que diêm để sưởi ấm. Và sau mỗi lần que diêm phát sáng ta như lạc vào thế giới thần tiên. Đầu tiên em liên tưởng được ngồi trước lò sưởi ấm áp, tiếp đến được ăn một bữa thịnh soạn, rồi cuối cùng em mơ thấy được gặp người bà hiền hậu của em. Chính ánh sáng yếu ớt của que diêm lại lại là thứ ánh sáng mơ ước, ánh sáng kì diệu. Nó không chỉ xua tan cái đói và cái rét mà còn đưa em về với cuộc sống hạnh phúc trước đây, được quây quần đấm ấm bên gia đình.

Đoạn miêu tả đã làm cho chuỗi sự kiện chậm lại, người đọc như đang bay cùng giấc mơ thần tiên của em bé. Những liên tưởng sinh động như vậy giúp cho em quên đi hiện thực trước mắt, quên đi cảnh đói rét và cực khổ của mình.

Tác giả đã khéo léo đan đan vào những đoạn nút của tác phẩm những đoạn tả cảnh, ánh sáng, thiên nhiên. Nó giúp người đọc tận hưởng trong trạng thái thư giãn và thoải mái. Đây cũng là một biện pháp nhằm mở rộng nội dung văn bản.

Trong tác phẩm Đất rừng phương Nam cũng có nhiều đoạn miêu tả với

“Bấy giờ mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng

xa. Xuồng chúng tôi lướt qua một quãng kênh, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rịt. Trước mắt tôi dần dần mở ra một mảng trời vàng rực. Ánh sáng lấp lánh màu bụi vàng kim loại tỏa thành những đường dài rẻ quạt chạy thẳng lên không. Một bầy cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông thật mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay mau được. Xuồng vẫn trôi băng băng.Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang. Trời đã tối. Trên đầu tôi những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít, không để lọt một tia sáng nhỏ lờ mờ của một bóng sao nào có thể lọt xuống được. Tối như bưng mắt. Cái mẻ hun đặt trước mũi xuồng cứ phả khói mù mịt khiến tôi gần như ngạt thở. Tôi khom người chồm tới, thổi phù phù mấy cái vào những dầu củi ngún lem nhem. Lửa phực cháy lên những ngọn mảng như lụa đỏ, chao qua chao lại. Ánh lửa soi sáng hai bên cành lá rậm rịt, vụt kéo trở về những mảng màu xanh lục, đỏ, vàng, lốm đốm của những hình hoa lá bị nhấn chìm trong bóng tối đen ngòm”.

[12, Tr 125]

Người đọc đang hồi hộp theo sau bước chân của An và Cò trong chuyến đi câu rắn. Đối với những người không biết về nghề này thì đây quả là một nghề mạo hiểm. Nhưng ngay sau đó chúng ta được chìm vào trạng thái thư giãn thoải mái, thả tâm hồn vào thiên nhiên tươi đẹp bình yên và vô cùng huyền bí của đất rừng phương Nam. Thiên nhiên buổi chiều tối có sự hài hòa giữa màu sắc và đường nét. Đó là màu đỏ thẫm của những đám mây, màu vàng rực của mảng trời, màu trắng của cánh cò, những cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, vòm cây đen thẳm, ánh lửa soi sáng cành lá kéo về những mảng xanh lục, đỏ, vàng, bóng tối đen ngòm,… hòa quyện với đường nét là ánh sáng chạy thành những đường rẻ quạt chạy thẳng lên không, bầy cò

nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít,… Sự hòa quyện đó làm cho không gian trở nên lung linh, huyền ảo. Bóng tối bao phủ nhanh chóng trong khu rừng, cây cối rậm rịt không một tia sáng nhỏ nào có thể lọt xuống. Thiên nhiên gợi một sự hoang sơ, huyền bí, khiến cho An rùng mình “sợ hãi nghĩ những rễ cây mốc thếch quấn vào nhau trông như những nùi rắn đang chen nhau nặn xuống nước”.

Đoạn miêu tả trên đã thực hiện chức năng làm cho chuỗi sự kiện đi chậm lại. Đoạn văn như là một sự nghỉ lại, sự tạm dừng, giãn ra để rồi sau đó chuỗi sự kiện lại được tiếp tục. Đó là quá trình đi câu rắn của An và Cò trong rừng rậm. Liệu có điều gì nguy hiểm đang chờ đợi họ không? Với đoạn miêu tả này người đọc không những được chiêm ngưỡng cảnh vật mà còn hào hứng hơn để chờ đón những sự kiện tiếp theo của tác phẩm.

*Tiểu kết: Chức năng thẩm mĩ là chức năng quan trọng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật. Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi, để làm cho tác phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn, thu hút được sự quan tâm và phát huy được trí tưởng tượng của lứa tuổi này, các tác giả đã sử dụng đoạn miêu tả với chức năng trang trí như một phương tiện diễn đạt hiệu quả nhất. Chính nhờ việc sử dụng những đoạn miêu tả như vậy mà tác phẩm trở nên sinh động, gắn bó với tâm hồn của nhiều thế hệ tuổi thơ.

Mặt khác, với cấu trúc đan xen: sự kiện - đoạn miêu tả - sự kiện, đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự đã trở thành cây cầu bắc nối giữa các sự kiện, kéo dài thời gian và làm chậm đoạn mở nút của truyện. Với vị trí như vậy đoạn miêu tả góp phần làm cho người đọc được thư giãn, đồng thời nó cũng làm giảm bớt tính kịch, sự căng thẳng trong tác phẩm tự sự. Do đó, đoạn miêu tả góp phần làm cho tác phẩm trở nên sinh động, thu hút được tuổi thơ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 33)