Đoạn miêu tả với chức năng dự báo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 44)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2.2.Đoạn miêu tả với chức năng dự báo

Khi sử dụng đoạn miêu tả với chức năng dự báo, người nghệ sĩ cùng một lúc làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn lại vừa dự báo được những gì sắp xảy ra với nhân vật trong tương lai. Người đọc một mặt được tràn ngập trong cảm giác thư thái với cảnh vật, thiên nhiên hiện ra trước mắt, mặt khác lại không quá bất ngờ với những sự kiện sẽ xảy ra tiếp theo. Đây là một cách chuẩn bị bối cảnh cho sự xuất hiện các sự kiện.

Đoạn miêu tả sau đây trích trong tiểu thuyết Tảng sáng là đoạn miêu tả

có chức năng dự báo:

“Tôi nhìn ra xa. Mưa tạnh! Quê nội thương yêu dần dần hiện ra rực

rỡ! Sông Thu Bồn vẫn long lanh. Núi Phước Tường, dãy Cu Đê, núi Cà Tang, hòn Đền hiện lên thành một dãy dài như những anh em bá vai nhau đi về một phía. Sông với núi với bãi dâu cồn cát càng thấy rõ nét, như sít gần nhau lại”.

[22, Tr 61] Đây là đoạn kết thúc của tác phẩm, miêu tả cảnh vật và thiên nhiên quê nhà qua cái nhìn của nhân vật “tôi”. Đó là lúc quân ta vừa tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch đóng trong cái “lô - cốt quái dị” ở Hòa Phước suốt 18 tháng để lưu thông con đường vận chuyển vũ khí và lương thực. Cảnh “quê nội” hiện ra vô cùng tươi đẹp và hùng vĩ gợi nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

Đoạn miêu tả được tác giả sử dụng với chức năng dự báo rất rõ. Đó là dấu hiệu đánh dấu một chặng đường mới, một sự đổi thay kì diệu của quê hương, hứa hẹn một ngày thống nhất đất nước. “Mưa tạnh”, người ta thường

nói “sau cơn mưa trời lại sáng”, phải chăng đó là dấu hiệu thông báo cuộc chiến đấu anh dũng của chiến sĩ và nhân dân Hòa Phước đánh tan đồn bốt của bọn giặc trong cơn mưa xối xả và dữ dôi tối hôm qua đã kết thúc thắng lợi. “Quê nội” hiện ra rực rỡ: nước sông Thu Bồn vẫn long lanh trở nặng phù sa bồi đắp cho quê hương; những núi Phước Tường, dãy Cu Đê, núi Cà Tang, hòn Đền hiện ra hùng vĩ. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê và nhân hóa: dãy núi “dài như những anh em bá vai nhau đi về một phía”, chúng như cùng chung chí hướng, đoàn kết để chiến thắng kẻ thù; sông và núi vẫn đứng sừng sững, bãi dâu xanh tốt và cồn cát trải dài, chúng như “sít lại gần nhau”, dự báo trước ngày toàn thắng và thống nhất đất nước. Tác phẩm kết thúc trong niềm vui, mở ra một tương lai tươi sáng là nhờ chức năng dự báo của đoạn văn.

Võ Quảng thật tinh tế và sâu sắc khi sử dụng đoạn miêu tả với vai trò dự báo trước sự kiện sắp diễn ra. Người đọc nhờ đó mà liên tưởng tới một tương lai tươi sáng không chỉ ở miền quê Hòa Phước mà trên toàn đất nước. Dù bà con Hòa Phước cùng đồng bào toàn quốc còn phải đánh giặc suốt hai mươi năm sau này nữa nhưng ngày thắng lợi là điều tất yếu!

Trong truện ngắn Cái tết của Mèo con cũng có đoạn miêu tả sử dụng

chức năng dự báo:

“Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực, bên ngoài trời rét, gió thổi

ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng Chuột Cống sẽ đến. Có lúc Mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau”.

[34, Tr 132] Thiên nhiên được miêu tả có phần dữ dội: trời đất tối đen như mực, bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Tác giả đã sử dụng đoạn miêu tả để dự báo trước một cuộc ẩu đả sắp diễn ra. Miêu tả thiên nhiên như vậy là để tăng thêm kịch tính, khiến người đọc hồi hộp chờ đợi những sự kiện sẽ diễn ra tiếp theo. Cuộc chiến giữa Mèo con và Chuột Cống là một cuộc chiến không cân sức

giữa một bên là lòng gan dạ, một đằng là sự hống hách. Liệu lòng gan dạ của Mèo con có thể chiến thắng Chuột Cống hống hách? Nhờ có đoạn miêu tả khung cảnh thiên nhiên như vậy mà người đọc có thể hình dung ra một cuộc chiến sẽ rất quyết liệt và dữ dội. Đó là chức năng dự báo của đoạn miêu tả. Nó làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và lí thú hơn.

Như vậy, đoạn miêu tả với chức năng dự báo góp phần tổ chức văn bản, liên kết lôgic giữa các sự kiện bằng cách tạo tiền đề giả định tạo bối cảnh cho cho các sự kiện xuất hiện, đồng thời chuẩn bị tâm lí cho người đọc tiếp nhận các sự kiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 44)