Đoạn miêu tả với chức năng thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 27)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1. Đoạn miêu tả với chức năng thẩm mĩ

Đối với tác phẩm nghệ thuật chức năng thẩm mĩ là chức năng quan

trọng nhất, Lí luận văn học từng đề cập đến: “Chức năng thẩm mĩ của văn

nghệ bộc lộ ở chỗ nó làm nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ của con người”.

Nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu rất quan trọng. Phuxich từng khẳng định:

“Cuộc sống không có tiếng hát như sự sống không có ánh sáng mặt trời”. Dù

ở đâu, làm gì, khi nào, con người cũng luôn luôn có xu hướng vươn lên cái

đẹp. Ở ta có câu nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Lời người xưa dạy

không phải chỉ là nói về đạo lí, mà còn có ý nghĩa mĩ học sâu sắc. Ý nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm là ở chỗ nó hấp dẫn, vừa mắt, vui tai, để nhờ đó, người đọc, người xem tiếp nhận được dễ dàng hơn nội dung tư tưởng mà nhà văn định thể hiện, đồng thời hướng con người đến những giá trị chân, thiện cao quý nhất. Ở đây, sáng tạo thẩm mĩ đã trở thành bản chất nghệ thuật, bởi vậy,

nói như nhà phê bình Nga Bêlinxki: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu

được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”.

Cuốn sách Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên có viết: “Nghệ

thuật thực hiện chức năng thẩm mĩ bằng nhiều cách. Trước hết nó thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc, người xem bằng việc phản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, trong đời sống. Việc truyền đạt này không mang tính

chất tự nhiên chủ nghĩa mà thường gắn liền với quá trình điển hình hóa, chọn lọc, khái quát kĩ lưỡng, vì vậy cái đẹp trong hiện thực đi vào nghệ thuật thường được nhân lên rất nhiều. Nhờ có nghệ thuật mà một phong cảnh, một sự vật, một con người trở thành đẹp hai lần: một lần trong đời sống mà một lần trong tác phẩm. Mỗi lần chúng đều có những vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng, cũng do vậy mà thế giới thẩm mĩ làm giàu có hơn lên và con người lại có thêm cái đẹp để thưởng thức”.

Có thể nói, nghệ thuật chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của con người, nơi giữ gìn và phát triển chất nghệ sĩ vốn có trong mỗi tâm hồn, khơi dậy và tiếp sức cho những rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn đi mà luôn luôn mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia nắng, và do đó mà cũng không bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, luôn luôn căm phẫn, đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và tha thiết yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp.

Vì vậy với đoạn miêu tả đây cũng là chức năng quan trọng nhất. Chức năng thẩm mĩ được thể hiện cụ thể ở hai mặt là đoạn miêu tả với chức năng trang trí và đoạn miêu tả với chức năng thư giãn. Nhờ có chức năng này mà tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn đối với lứa tuổi thiếu nhi.

Qua thống kê phân tích chúng tôi thấy rằng đoạn miêu tả với chức năng thẩm mĩ chiếm đa số những đoạn văn miêu tả mà các tác giả sử dụng trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của mình. Chúng tôi đã thống kê được 39 lần sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này. Trong đó đoạn miêu tả với chức năng trang trí chiếm 25 phiếu (25,8%), đoạn miêu tả với chức năng thư giãn chiếm 14 phiếu (14,4%). Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng đi vào tìm hiểu từng chức năng trong những đoạn miêu tả tiêu biểu của một số tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)