Đoạn miêu tả có vai trò như một nhân vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 46)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2.3Đoạn miêu tả có vai trò như một nhân vật

Một trong những phương thức tạo nên chức năng tổ chức văn bản của đoạn miêu tả là chức năng có vai trò như một nhân vật. Mỗi tác giả khi sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này đều nhằm gửi gắm vào đó một ý tưởng nhất định.

Hầu hết các nhà văn, nhà thơ có phong cách cá nhân riêng thường xây dựng thiên nhiên như một nhân vật. Căn cứ vào dụng ý nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ mà mỗi người xây dựng những hình tượng thiên nhiên khác

nhau. Nếu như hình tượng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) là hình tượng con sông Đà thì trong Ông lão đánh cá và con cá vàng

(Truyện cổ Nga do Puskin sưu tầm và biên soạn) lại là biển cả. Tác giả dân gian đã thành công khi miêu tả thiên nhiên - biển cả - giống như một nhân vật và thông qua đó thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, nuôi dưỡng tâm hồn thiếu nhi để các em hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

Câu chuyện kể về một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng, nhưng cá xin ông thả tự do cho nó, đổi lại, nó sẽ thực hiện bất kì điều ước nào của ông. Lão đã thả cá mà không đòi hỏi gì. Nhưng khi về nhà kể lại cho vợ nghe, mụ vợ bắt ông lão yêu cầu cá vàng đền ơn: đầu tiên là cái máng lợn, sau

đó là ngôi ngà đẹp, tiếp đến là nữ hoàng rồi Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá hầu hạ. Ông lão vốn chất phác, nhân hậu nhưng lại quá sợ vợ, hiền lành, không có chính kiến. Sự hiền lành ấy đã vô tình tiếp tay cho mụ vợ với lòng tham vô đáy của mụ. Mức độ đòi hỏi trả ơn của mụ tăng dần, lần sau cao hơn lần trước từ vật chất, địa vị đến quyền lực. Trước sự đòi hỏi của mụ vợ, biển cả thay đổi kì lạ giống như tâm trạng của con người. Thông qua những đoạn văn miêu tả sự đổi thay của biển, người đọc lại hình dung ra những tâm trạng khác nhau. Đoạn miêu tả ở đây có vai trò giống như một nhân vật nhằm gửi gắm những dụng ý riêng của tác giả.

Lần thứ nhất ông lão ra biển thực hiện yêu cầu của mụ vợ: “Sóng biển

lăn tăn, nước trong xanh”.

Lần thứ hai: “Biển hơi nổi sóng, nước biển có màu xanh thẫm và hơi

xám chứ không được xanh như hôm trước”.

Lần thứ ba: “Nước biển xám đen, từng đợt sóng nước đánh rất mạnh

vào bờ”.

Và đến lần cuối cùng trước khi mụ vợ lại trở về với thân phận nông dân

và cái máng lợn sứt mẻ thì biển cả được miêu tả: “Ngoài biển bỗng nhiên trời

chuyển đổi sắc tối đen như mực, gió bão nổi lên ầm ầm, sóng cuồn cuộn dâng lên, nhà cửa, cây cối khắp nơi rung chuyển mạnh, sấm sét nổ vang trời”.

Biển cả được miêu tả giống như một nhân vật, sự thay đổi của biển ở mức độ tăng dần cho thấy sự bất bình, tức giận ngày càng lớn của biển cũng chính là thái độ bất bình của nhân dân, đồng thời thể hiện cho công lí. Mụ vợ “được voi đòi tiên”, “lòng tham vô đáy”, “vong ân bội nghĩa”, với bản chất như vậy tác giả muốn ám chỉ đến giai cấp bóc lột, còn ông lão là giai cấp bị bóc lột. Vì xuất phát từ bản chất đó mà mụ vợ từ đỉnh cao của danh vọng quyền lực lại trở về đói khổ. Đây là sự trừng phạt thích đáng đối với bọn chúng. Con cá vàng trong truyện là nhân vật đại diện cho cái tốt, là tấm lòng

của nhân dân với cái thiện. Tác giả đã thông qua hình tượng biển cả để gửi gắm ngụ ý đó.

*Tiểu kết: Những tác phẩm viết cho thiếu nhi hấp dẫn độc giả không chỉ nhờ những trang văn đẹp mà còn cuốn hút độc giả thông qua cốt truyện, sự kiện và nhân vật. Có thể nói, chức năng tổ chức văn bản cũng là một chức năng quan trọng. Nhờ có chức năng này, đoạn miêu tả góp phần đảm bảo sự liên kết lôgic, thống nhất các sự kiện làm cho sự kiện dễ hiểu hơn, đảm bảo các tuyến nhân vật trong một chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, với dụng ý nghệ thuật nhất định, đoạn miêu tả góp phần tổ chức văn bản thông qua chức năng dự báo và tả cảnh ngụ tình. Nhờ có chức năng này mà tác phẩm trở nên dễ hiểu, gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 46)