Từ việc phân tích mối quan hệ của các thành phần giá trị thương hiệu với giá trị thương hiệu tổng thể, tác giả đề xuất những giả thuyết nghiên cứu sau đây:
Giả thuyết H1: Mức độ nhận biết của người tiêu dùng về dịch vụ mạng viễn thông di động có tác động dương đến giá trị thương hiệu
Giả thuyết H2: Chất lượng một thương hiệu dịch vụ mà người tiêu dùng cảm nhận được có tác động dương đến giá trị thương hiệu
Giả thuyết H3: Hình ảnh một thương hiệu trong lòng người tiêu dùng có tác động dương đến giá trị thương hiệu.
NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU CHẤT ƯỢNG CẢM NHẬN HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU H1 + H2 + H3 + H4 + GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TỔNG THỂ
Giả thuyết H4: Lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một thương hiệu dịch vụ có tác động dương đến giá trị thương hiệu.
Với mục đích đưa ra những hàm ý chính sách để phát triển giá trị thương hiệu dịch vụ viễn thông di động, tác giả cần so sánh sự khác nhau của các nhân tố thành phần giá trị thương hiệu giữa những khách hàng có đặc điểm khác nhau(về giới tính, nhóm tuổi, mức thu nhập… . Th o tác giả có thể có sự khác biệt trong đánh giá các thành phần giá trị thương hiệu khi người sử dụng dịch vụ viễn thông di động khác nhau về giới tính, tuổi tác hay số năm sử dụng dịch vụ mạng. Do đó, nghiên cứu cũng đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết H5: Có sự khác biệt trong đánh giá về các thành phần giá trị thương hiệu dịch vụ viễn thông di động giữa Nam và Nữ
Giả thuyết H6: Có sự khác biệt trong đánh giá về các thành phần giá trị thương hiệu dịch vụ viễn thông di động giữa nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ mạng trên 5 năm và nhóm khách hàng mới sử dụng ít hơn 5 năm.
Giả thuyết H7: Có sự khác biệt trong đánh giá về các thành phần giá trị thương hiệu của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở các mức thu nhập khác nhau.