Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu Nghiên cứu trường hợp thị trường dịch vụ viễn thông di động tại TP Hồ Chí Minh (Trang 68)

Dựa vào mô hình nghiên cứu cùng những thang đo lường về giá trị thương hiệu trên thế giới của Kim & Kim (2004) bên cạnh đó còn có mô hình về giá trị thương hiệu dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam của Hoàng Thị Phương Thảo (2009), tác giả đã kế thừa mô hình và xây dựng thang đo các thành phần giá trị thương hiệu trong ngành dịch vụ viễn thông di động tại thành phố Hồ Chí Minh. Để đánh giá các nhân tố thành phần tác động đến giá trị thương hiệu như thế nào nghiên cứu đã thực hiện các phương pháp phân tích: kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui.

Kết quả phân tích cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo. Sau khi tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ, tác giả tiến hành loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo và thực hiện khảo sát định lượng chính thức với 268 mẫu thu thập được. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và thông qua khảo sát định tính tác giả đã tiến hành loại hai biến quan sát gồm BA4 “Tôi có thể nhận biết câu slogan mạng di động X trong số các câu slogan của” và BL2 “Tôi nghĩ ngay đến mạng di động X khi có nhu cầu sử dụng thêm” do không đạt tiêu chuẩn hệ số tương quan biến – tổng và làm giảm hệ số Cronbach’s Alpha làm giảm độ tin cậy của thang đo, để khẳng định việc loại 2 biến này phù hợp với thực tế hay

không, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm từ đó đưa ra kết luận loại 2 biến này phù hợp với ngành dịch vụ viễn thông di động tại TP HCM

Tiếp đến tác giả thực hiện phân tích EFA với 25 biến quan sát, kết quả trích được 5 nhân tố phù hợp với mô hình đề ra ban đầu gồm bốn biến độc lập: nhận biết thương hiệu (BA), chất lượng cảm nhận (PQ), hình ảnh thương hiệu (BI) và lòng trung thành thương hiệu (BL) và biến phụ thuộc là biến giá trị thương hiệu tổng thể (OBE). Các thang đo này đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị thang đo.

Sau khi tiến hành phân tích hồi qui, kết quả nghiên cứu cho mô hình về sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thể hiện mức độ tác động của các yếu tố thành phần lên giá trị thương hiệu tổng thể, trong đó mức độ tác động mạnh nhất là biến chất lượng cảm nhận (PQ) kế đến là lòng trung thành thương hiệu (BL) và hình ảnh thương hiệu (BI), mức độ tác động cả các biến thành phần giá trị gần tương đương với mô hình lý thuyết của Hoàng Thị Phương Thảo (2009), theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo (2009) trong ngành dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam thì mức độ tác động đến giá trị thương hiệu tổng quát lần lượt là lòng trung thành thương hiệu, chất lượng cảm nhận, hình ảnh thương hiệu và nhận biết thương hiệu. Nghiên cứu của tác giả một lần nữa khẳng định lại tầm quan trọng của chất lượng cảm nhận và lòng trung thành tác động đến giá trị thương hiệu tổng quát. Từ các kết luận trên tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách quản trị thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu Nghiên cứu trường hợp thị trường dịch vụ viễn thông di động tại TP Hồ Chí Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)