5. Kết cấu đề tài
3.2. Một số đề xuất hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện
ngăn chặn tạm giam
3.2.1. Căn cứ tạm giam
3.2.1.1. Về mặt pháp lý
Những tồn tại, hạn chế về căn cứ tạm giam trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho Cơ quan tiến hành tố tụng và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy cần thiết phải sớm sửa đổi, bổ sung một số vần đề căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo yêu cầu cải cách tư pháp là hết sức cần thiết để vừa hạn chế tạm giam, vừa không gây trở ngại, khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử:
Thứ nhất, để việc áp dụng biện pháp tạm giam đạt hiệu quả cao, không gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng năm 2003 đã đưa ra ba phương án sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
* Phương án thứ nhất (Viện kiểm sát nhân dân tối cao):
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù và không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục ph ạm tội”.
* Phương án thứ hai (Ý kiến tại Hội thảo):
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù và khi bị can, bị cáo thuộc một trong những trường hợp sau đây:
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được chính xác nhân thân của bị can, bị cáo;
c) Có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn;
d) Mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu vụ án;
e) Có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử”.
* Phương án thứ ba (Bộ Công an):
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Nhìn chung ba phương án nêu trên đều dựa trên những cơ sở lý luận của riêng mình. Tuy nhiên, theo người viết thì phương án thứ nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có vẽ hợp lý nhất. Bởi lẻ phương án thứ nhất đã kế thừa những ưu điểm được quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế như: không thể tạm giam đối với người phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù dưới hai năm tù và việc sử dụng kết quả phân loại tội phạm như một căn cứ duy nhất. Bên cạnh đó việc quy định bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng như là điều kiện cần thiết để xem xét áp dụng biện pháp tạm giam là hợp lý. Bởi vì bị can, bị cáo không có nơi cư trú thì sẽ không thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như: bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú,….. Do đó, việc tạm giam đối với các đối tượng này là hợp lý. Đối với phương án thứ hai thì có bản chất tương đồng với phương án thứ nhất, chỉ khác ở điểm bổ sung thêm hai căn cứ là "d) Mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu vụ án”. Suy cho cùng thì hai căn nêu trên của bị can, bị cáo cũng nhằm mục đích cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, theo quan điểm của người viết thì hai căn cứ này đã được bao hàm trong căn cứ “e) Có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử”. Còn phương án thứ ba chỉ khắc phục được tình hình bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến hai năm, nhưng điểm a khoản 1 lại sử dụng kết quả phân loại tội phạm là yếu tố độc lập để làm căn cứ áp dụng biện pháp
tạm giam là không phù hợp với thực tiễn cũng như yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
Tiếp thu những yếu tố hợp lý trong phương án thứ nhất và thứ hai thì theo người viết cần sửa đổi căn cứ tạm giam theo hướng không sử dụng kết quả phân loại tội phạm như cơ sở độc lập để xây dựng căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mà cần coi khả năng bị can, bị cáo có thể cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xét, quyết định biện pháp tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 88 cần được sửa đổi như sau: “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù và không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội”.
Thứ hai, nhằm đảm bảo quy định biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với thực tiễn và bảo đảm chính sách nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên (người chưa thành niên là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm sống, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hành động vi phạm pháp luật), theo người viết khoản 2 Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần phải bổ sung thêm quy định tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý, nhưng sau đó lại bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc tiếp tục phạm tội hoặc cản trở nghiêm trọ ng việc điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì người đủ 16 tuổi đã có thể chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình gây ra. Đồng thời, họ đã có hành vi bất hợp tác với Cơ quan tiến hành tố tụng cho nên việc tạm giam đối với họ trong trường hợp này là cần thiết.
Thứ ba, bổ sung thêm căn cứ tạm giam tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác (bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) không có kết quả, nhằm khuyến khích các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp này, còn biện pháp tạm giam cần được áp dụng như là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng trong tố tụng hình sự. Đồng thời, để thuận tiện cho việc xác định căn áp dụng biện pháp tạm giam theo người viết cần bổ sung thêm căn cứ là người bị bắt theo quyết định truy nã.
3.2.1.2. Về mặt thực tiễn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng hay áp dụng tùy tiện của các Cơ quan tiến hành tố tụng nhất là Cơ quan điều tra là do trình độ chuyên môn cũng như là năng lực của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, họ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, xem nhẹ quyền tự do, dân chủ của công dân. Để khắc phục những tồn tại đó điều cần thiết là phải thực hiện là nâng cao trình độ của người tiến hành tố tụng đặc biệt chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam. Bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, trong giai đoạn điều tra, Viện kiệm sát có thẩm quyền quết định cuối cùng việc áp dụng biện pháp tạm giam. Vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp tạm giam, cụ thể: các Kiểm sát viên trước hết phải nắm vững các quy định cùa pháp luật về áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác này để vận dụng vào thực tiễn được chính xác, đảm bào cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như bảo vệ quyền tự do dân chủ, tính mạng, danh dự nhân phẩm của mọi công dân; tăng cuờng quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiền hành tố tụng, nhất là Cơ quan điều tra cũng như giữa các khâu công tác khác trong ngành Kiểm sát để việc áp dụng các biện pháp tạm giam đạt hiệu quả cao, thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm và có hướng dẫn kịp thời những điểm chưa rõ ràng, còn có nhận thức chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về các biện pháp ngăn chặn để vận dụng vào thực tiễn đuợc chính xác,…..và khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì phải tiến hành xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể, các quy định về trách nhiệm của người đề xuất (điều tra viên), người ra lệnh (Thủ trưởng, Phó Cơ quan điều tra) và người sẽ phê chuẩn quyết định tạm giam (Viện trưởng Viện kiểm sát). Nếu việc tạm giam trái pháp luật Điều tra viên phải chịu trách nhiệm của người đề xuất, Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm của người ra lệnh còn nếu việc tạm giam sau đó lại được Viện kiểm sát phê chuẩn thì người đã phê chuẩn phải chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn của mình.
3.2.2. Thời hạn tạm giam
3.2.2.1. Về mặt pháp lý
Cũng như người viết đã phân tích ở phần trên thì mục đích của việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra là để ngăn chặn bị can phạm tội mới, họ cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự nhưng chúng ta có thể nhận thấy rõ trong Bộ luật tố
tụng hình sự lại quy định thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra không thống nhất với nhau. Do đó, để việc áp dụng biễn pháp tạm giam trong giai điều tra đạt hiểu quả cao, không gây khó khăn cho cơ quan điều tra thì cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra. Vấn đề này cũng được đề cập trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nhưng quy định về thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra vẫn chưa được thống nhất. Vì vậy, theo người viết nên cần phải rút ngắn thời hạn điều tra bằng với thời hạn tạm giam để điều tra. Bởi vì hiện nay, cán bộ trong Cơ quan điều tra không chỉ tăng về số lượng mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ cũng không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao. Bên cạnh đó, công cụ, phương tiện hộ trợ việc điều tra cũng luôn được đổi mới phù hợp với tình hình đấu tranh, phòng chóng tội phạm. Đồng thời, việc rút ngắn thời hạn điều tra còn đặt ra yêu cầu đối với Cơ quan điều tra phải đẩy nhanh tiến độ điều tra thông qua đó giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong trong việc giải quyết vụ án và khắc phục tình trạng quá tải trong các trại tạm giam và những khó khăn trong tổ chức giam, giữ….Ngoài ra, việc rút ngắn thời hạn điều tra còn phù hợp với xu hướng hiện nay là bảo đảm quyền con người.
3.2.2.2. Về mặt thực tiễn
Đầu tiên, nguyên nhân dẫn đến việc tạm giam quá thời hạn chủ yếu xuất phát từ năng lực chuyên môn của một số cán bộ trong Cơ quan điều tra còn hạn chế, chưa theo kịp phương thức phạm tội của một số loại tội phạm trong tình hình mới như tội phạm công nghệ cao. Đồng thời, cán bộ điều tra chưa được trang bị công cụ, máy móc hiện đại để phục vụ cho công tác điều tra dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra nên thời gian điều tra kéo dài nhưng vẫn chưa thu thập đầy đủ chứng cứ. Do đó, cán bộ điều tra phải kéo dài thêm thời gian tạm giam để phục vụ cho quá trình điều tra dẫn đến việc tạm giam quá thời hạn. Như vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên thì việc cần phải làm là nâng cao trình độ chuyên môn, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra cũng như đào tạo đội ngũ có trình độ, năng lực thực sự cao. Song song đó, cần phải trang bị cho cán bộ điều tra những trang thiết bị tiệm cận với trình độ quốc tế. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm sát việc tạm giam cũng góp phần hạn chế việc Cơ quan điều tra vi phạm về thời hạn tạm giam.
Tiếp theo, hiện nay quy định về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể được hủy án để điều tra lại bao nhiêu lần, mặc dù biết rằng quy trình ấy vẫn phải tuân theo thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, để cho các cơ quan tố tụng có thể tạm giam bị can kéo dài, thậm chí vô thời hạn. Chính vì điểm này mà thời hạn tạm giam có thể bị kéo dài vô thời hạn. Để khắc phục tình trạng lạm dụng lỗ hỏng
của pháp luật theo người viết thì cần thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác (bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm) nếu như việc điều tra, truy tố, xét xử phải gia hạn, kéo dài so với thời hạn mà pháp luật quy định để giải quyết vụ án đó. Trong trường hợp người được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thay thế biện pháp tạm giam không chấp hành thì trở lại áp dụng biện pháp tạm giam.
3.2.3.Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam
Để đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giam cũng nhưthực hiện chủ trương "Thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam” theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề hạn chế người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam thì có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể36
:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, vì tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tạm thời tước tự do của công dân nên khi áp dụng thì cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ quan thực hiện chức năng xét xử, không nên giao cho cơ quan thực hiện chức buộc tội vì họ dễ lạm dụng lệnh tạm giam để thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố. Theo đó, nên để Toà án mà cụ thể là Thẩm phán có quyền quyết định tạm giam trong cả giai đoạn điều tra, truy tố theo đề nghị của cơ quan Công tố (Viện kiểm sát, Viện công tố) như ở một số nước.
Quan điểm thứ hai cho rằng, để kịp thời ngăn chặn tội phạm và tránh định kiến thì vẫn để Viện kiểm sát quyết định áp dụng tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố