Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Cũng giống như giai đoạn điều tra và truy tố thì trong giai đoạn này biện pháp tạm giam vẫn được quy định và đảm bảo thực hiện. Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó trong giai đoạn này thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam được chia thành hai trường hợp: thẩm quyền áp dụng biên pháp tạm giam để đảm bảo việc xét xử sơ thẩm và thẩm quyền áp dụng biên pháp tạm giam sau khi tuyên án sơ thẩm.

Để đảm bảo việc xét xử sơ thẩm. Sau khi nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiện sát thì Chánh án, Phó chánh án Tòa án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo23. Trong trường hợp xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo mà vẫn đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo thì Chánh án, Phó chánh án Tòa án có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặc tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) hoặc hủy bỏ biện pháp này. Tuy nhiên sau khi áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, nếu xét thấy cần thiết thì Chánh án, Phó chánh án Tòa án vẫn có quyền hủy bỏ hoặc áp dụng lại biện pháp tạm giam.

Bên cạnh đó, việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án phải theo đúng quy định tại Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án, trừ những trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo và trường hợp thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn bị cáo đã bị tạm giam. Nếu bị cáo không bị tạm giam như ng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng có thể đưa ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nêu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)