Chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

2.5.2. Chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giam

Việc áp dụng biện pháp tạm giam sẽ cách ly người bị tạm giam với gia đình và xã hội trong một thời gian tương đối dài (có thể lên đến hai mươi tháng) và không chỉ tạm thời hạn chế tự do cá nhân của người bị tạm giam, mà còn ảnh hưởng đến gia đình của họ. Đồng thời, các đối tượng này vẫn chưa được coi là có tội. Xuất phát từ những lý do đó, để bảo đảm quyền lợi của người bị tạm giam cũng như người thân thích của

họ thì Điều 90 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định khi áp dụng biện pháp tạm giam nếu người bị tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích khác chăm nom. Người thân thích là những người thân trong gia đình hoặc là họ hàng của bị can, bị cáo. Giống như khái niệm người thân thích trong luật Hôn nhân và gia đình thì nguời thân thích ở đây sẽ được hiểu là những người có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc có mối quan hệ với bị can, bị cáo. Luật quy định việc người thân thích khác chăm nom con chưa thành niên và người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc của người bị tạm giam là phù hợp, vì thực tế cho thấy rằng phần lớn người thân thích với nhau mới có thể chăm sóc tốt con chưa thành niên và người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc của người bị tạm giam so với người khác. Ngoài ra, trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng.

Tóm lại, biện pháp tạm giam là chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng tốt biện pháp tạm giam có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án, cũng như đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích c ủa cộng đồng. Các quy định về căn cứ tạm giam, thời hạn tạm giam và thẩm quyền tạm giam là nội dung quan trọng góp phần bảo đảm mục đích áp dụng biện pháp tạm giam. Từ đó, vụ án được giải quyết nhanh chóng và nâng cao chất lượng quản lý nhà nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhờ đó, tạo được lòng của quần chúng nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, nội dung các quy định về biện pháp tạm giam cần được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp với sự tiến bộ của xã hội để biện pháp tạm giam phát huy hết ý nghĩa của mình. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu các quy định về biện pháp tạm giam sẽ tạo cơ sở pháp lý để đối chiếu việc thực thi quy định về biện pháp tạm giam trên thực tiễn.

CHƢƠNG 3

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM

GIAM

3.1. Một số hạn chế về biện pháp ngăn chặn tạm giam

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)