5. Kết cấu đề tài
2.1.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam
Việc áp dụng biện pháp tạm giam luôn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ chính vì lẽ đó chỉ những đối tượng được pháp luật tố tụng hình sự quy định mới có thể bị áp dụng biện pháp này. Các đối tượng này bao gồm: bị can, bị cáo. Ngoài ra, trong một số trường hợp thì biện pháp tạm giam cũng được áp dụng đối với người bị kết án.
Theo quy định khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2003 thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam có thể là bị can, bị cáo. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự9
còn bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử10. Như vậy, nếu một người chưa bị khởi tố về hình sự với tư cách bị can hoặc một người chưa bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử với tư cách bị cáo thì không thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
Bên cạnh bị can, bị cáo thì người bị kết án cũng là đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam. Người bị kết án có thể bị tạm giam trong một số trường hợp sau:
Một là, trong giai đoạn thi hành án nếu như người bị kết án bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy mà cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan này phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Hai là, Điều 57 Luật thi hành án hình sự năm 2010 có quy định: “Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam”11. Qua đó cho thấy, để đảm bảo sự có mặt của người bị kết án khi thi hành hình phạt tử hình thì trong thời gian chờ thi hành hình phạt người bị kết án tử hình sẽ bị tạm giam tại trại tạm giam giam. Điển hình như trong vụ án “xác không đầu” thì Nguyễn Đức Nghĩa đã bị Hội đồng xét xử Tòa án phúc thẩm Hà Nội tuyên y án tử hình. Chỉ 4 ngày sau phán quyết của tòa phúc thẩm, Nghĩa làm đơn ân xá gửi lên Chủ tịch nước. Tuy nhiên, với những tội lỗi gây ra,
9
Khoản 1 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 10
Khoản 1 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 11
Chủ tịch nước ký văn bản bác đơn xin ân xá của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa. Do chưa có thuốc độc để thi hành án tử hình nên trong thời gian này tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được tạm giam tại trại tạm giam số 1. Đến ngày 22/7/2014, tại trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội), Hội đồng thi hành án đã thi hành án tử hình với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bằng hình thức tiêm thuốc độc12. Việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa là việc làm cần thiết bởi vì quá trình thi hành án là giai đoạn quan trọng của tố tụng hình sự nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thi hành các bản án hoặc quyết định của Tòa án có liên quan trực tiếp đến người bị kết án. Sự có mặt của người bị kết án k hi bản án được thi hành là rất cần thiết đặc biệt là đối với người bị tòa án quyết định áp dụng hình phạt tử hình. Nếu người bị kết án trốn tránh và có hành vi gây khó khăn thì việc thi hành án sẽ không đạt kết quả. Như vậy, việc tạm giam trong giai đoạn này đối với người bị kết án tử hình hành nhằm đảm bảo sự có mặt của người bị kết án từ đó tạo điều kện cho việc thi hành án được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.