5. Kết cấu đề tài
3.1.1. Căn cứ tạm giam
3.1.1.1. Về mặt pháp lý
Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam được quy định trong luật làm cơ sở cho việc thống nhất trong nhận thức và thống nhất trong áp dụng pháp luật, đồng thời thể hiện sự phát triển của khoa học lập pháp tố tụng hình sự nước ta. Tuy nhiên, nội dung các căn cứ tạm giam quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn có những điểm hạn chế, thiếu sót như sau:
Thứ nhất, hạn chế đầu tiên cần được đề cấp đó là Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chỉ quy định khi bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị tạm giam mà không quy định thêm các căn cứ khác dẫn đến tình trạng việc xem xét quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trên thực tiễn phụ thuộc vào sự tùy nghi của chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, dường như bị ca n, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giam nên số lượng bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bị tạm giam còn nhiều, các biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm) ít được áp dụng hoặc chỉ áp dụng khi thay thế, hủy bỏ lệnh tạm giam. Hệ quả là việc có nhiều bị can, bị cáo bị tạm giam có thể gây quá tải trại tạm giam, nhà tạm giữ và làm tăng gánh nặng của Nhà nước đối với công tác giam, giữ ngư ời phạm tội.
Đồng thời, bản chất, mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người này sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 lại đang sử dụng sự phân loại tội phạm như một tiêu chí độc lập mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào để quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam là không phù hợp với với mục đích đặt ra của biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể cân nhắc khi quyết định bỏ trốn hay không đó là khả năng chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội nhưng không thể cho rằng trong mọi trường hợp bị can, bị cáo phải chịu mức hình phạt cao đều có hành vi bỏ trốn hoặc có hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử,... Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã có không ít bị can, bị cáo khi bị phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì ăn năn hối hận, thành khẩn khai báo để mong được hưởng chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Có những trường hợp tuy phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng là lỗi vô ý, do nhất thời không làm chủ được mình,... Hơn thế nữa còn có rất nhiều vụ án, ban đầu bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng về sau được thay đổi với tội nhẹ hơn. Việc tạm giam trong trường hợp này là không cần thiết thay vào đó có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn đảm bảo quản lý giám sát được bị can, bị cáo cũng như đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng. Qua những phân tích như trên cho thấy rằng không thể chỉ dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội để làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam mà “căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam phải là căn cứ có thật, dự báo khả năng thực tế có thể xảy ra việc phạm tội tiếp, bỏ trốn hoặc cản trở hoạt động tố tụng chứ không thể là căn cứ mang tính suy diễn từ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có dấu hiệu phạm tội mà họ bị cho là đã thực hiện”29
.
Cuối cùng, việc quy định tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm cũng là một hạn chế. Vì thực tế khi bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt chỉ đến 2 năm tù thì không được phép áp dụng biện pháp tạm giam. Do đó, đối với những trường hợp bị can, bị cáo tuy bị khởi tố ở khung hình phạt có mức phạt tù dưới 2 năm nhưng ngoan cố chống đối (đặc biệt đối với các đối tượng lưu manh chuyên nghiệp), cố tình trốn tránh, tìm mọi cách xóa dấu vết của tội phạm, mua chuộc, đe dọa người làm chứng, sống lang thang, không có nơi cư trú,... thì Cơ quan tiến hành tố tụng lại không được phép áp dụng biện pháp tạm giam, cho dù các biện pháp khác không đạt được mục đích trên thực tế từ đó gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Cụ thể là quá trình giải quyết các vụ án này bị trì trệ, làm tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc của người bị hại cũng như của Nhà nước.
Thứ hai, đối với quy định về tạm giam bị can, bị cáo là người chưa thành niên, thực tế cho thấy quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành có nhiều bất cập, không sát thực tế và gây khó khăn trong quá trình điều tra, xử lí tội phạm. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt
29
Trần Văn Độ,Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam, Tạp chí Kiể m sát, số 21, năm 2012, tr.40
giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm ít tội nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ dù có bất kì lý do gì. Trong quá trình thực thi pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nếu đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng mà cố tình trốn tránh pháp luật. Thực tế, số người vị thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng gia tăng, các đối tượng này chủ yếu phạm những tội ít nghiêm trọng, nhiều trường hợp bị can, bị cáo từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng được tại ngoại đã bỏ trốn nhiều lần và bị bắt theo lệnh truy nã, nhưng do quy định pháp luật không áp dụng biện pháp tạm giam được. Ví dụ như: “Ngày 23/7/2011 Nguyễn Văn Tuấn (sinh ngày 28/6/1995 ở Đại Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) đến làm thuê cho gia đình ông Bùi Quang Ninh ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Lợi dụng sơ hở Tuấn đã trộm cắp 23.500.000 đồng của ông Ninh. Cơ quan điều tra - Công an huyện Kiến Thụy đã khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú, giao Tuấn cho gia đình giám sát giáo dục. Trong thời gian trở về gia đình, Tuấn lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, do không áp dụng biện pháp tạm giam được, nên Cơ quan điều tra - CA huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang tiếp tục cấm đi khỏi nơi cư trú, giao Tuấn cho gia đình giám sát, giáo dục”30
. Đây là hạn chế cần sớm được khắc phục trong công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm, nhất là hiện nay tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng diễn biến phức tạp.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp tạm giam luôn dẫn đến việc hạn chế quyền tự do đi lại, tự do cư trú,…. trong khi những đối tượng bị áp dụng chưa được xem là tội phạm (trừ trường hợp người bị kết án). Bên cạnh đó, trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn không chỉ có biện pháp tạm giam mà còn có các biện pháp ngăn chặn khác như: bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm,… vẫn có thể đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ xem xét việc áp dụng biện pháp này như là biện pháp cuối cùng trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự vẫn chưa quy định căn cứ xuất phát từ bản chất của tạm giam là để áp dụng, thay thế khi các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn (như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền...) không có kết quả nhằm bảo đảm tôn trọng quyền con người trong Nhà nước pháp quyền. Cho nên, trong quá trình thực thi pháp luật các Cơ quan tiến hành tố tụng rất e ngại áp biện pháp ngăn chặn khác, nhưng biện pháp
30
Viện kiể m sát nhân dân Thành phố Hải Phòng, Khó khăn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội, Phạm Quốc Uy,http://vienkie msathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/780/Kho -khan- khi-ap -dung-bien-phap-ngan-chan-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-pham-to i-. [Truy cập ngày 29-10-2014]
tạm giam lại được áp dụng rất phổ biến. Ngoài ra, Điều 88 cũng chưa quy định một trong số căn cứ tạm giam là người bị bắt theo quyết định truy nã.
3.1.1.2. Về mặt thực tiễn
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo, người bị kết án khi thảo mãn một trong những căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam cũng có không ít vướng mắc, trở ngại hoặc vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân khi thực hiện quy định này ở một số vụ án.
Đầu tiên, mặc dù căn cứ tạm giam đã được pháp luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng thường chỉ căn cứ vào điều kiện chủ quan là thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Điển hình là trường hợp hai bị cáo Trần Đình Lập và Nguyễn Quốc Hoàng (đồng phạm với bị cáo Trần Định Mỹ Lân, ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai) trong vụ “hắt ly bia bị truy tố” đã bị Tòa án nhân dân huyện Định Quán ra lệnh bắt tạm giam. Trước đó trong giai đoạn điều tra, hai bị cáo này được cho tại ngoại, đã khai báo đầy đủ và không hề có biểu hiện bất hợp tác hay bỏ trốn. Bị cáo Lập lại đang bị bệnh tim, từng ngất xỉu tại tòa và đang trong giai đoạn điều trị. Để lý giải cho quyết định của mình thì tòa cho rằng ra lệnh bắt hai bị cáo để bảo đảm việc xét xử và thi hành án31
.
Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định nhiều biện pháp ngăn chặn khác với tính chất, mức độ ảnh hưởng thấp hơn đối với người bị áp dụng như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật những năm vừa qua cho thấy, biện pháp bắt tạm giam được áp dụng rất phổ biến, thậm chí là lạm dụng trong khi có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn như bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hầu như không được áp dụng. Cụ thể là trong vụ án cổ phiếu chứng khoán giả ở Hải phòng thì theo yêu cầu của Trại tạm giam Công an Thành phố Hải Phòng, cơ quan y tế đã khám nghiệm và xác định Hương mang thai ngay trước ngày bị bắt tạm giam 8/9/2006. Mặc dù bị cáo Hương đang mang thai, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì bị cáo Hương không thuộc trường hợp bị tạm giam, nhưng trên thực tế bị cáo vẫn bị tạm giam32
.
31
Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ “hắt ly bia”: Có cần thiết phải bắt giam bị cáo?, Thanh Tùng, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/vu-hat-ly-bia-co-can-thiet-phai-bat-gia m-bi-cao-497940.ht ml, [Truy cập ngày 08-10-2014]
32
Việt Báo, Một bị cáo mang thai vẫn bị tạm giam , Đinh Anh Tuấn , http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Mot- bi-cao-mang-thai-van-bi-ta m-g ia m/70083925/218/. [Truy cập ngày 15-10-2014]
Những sai sót đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phần nào dẫn đến việc hạn chế mục đích cần đạt được của tố tụng hình sự nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với tính tôn nghiêm của pháp luật.
3.1.2. Thời hạn tạm giam
3.1.2.1. Về mặt pháp lý
Thời hạn tạm giam cũng được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể tại Điều 120 và một số điều luật có liên quan khác tùy theo từng giai đoạn của thủ tục tố tụng hình sự. Theo đó, thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, tạm giam để điều tra bổ sung, tạm giam trong giai đoạn truy tố, tạm giam trong giai đoạn xét xử là khá thống nhất và hợp lý. Tuy nhiên, quy định về thời tạm giam trong giai đoạn điều tra còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, giải quyết vụ án.
So sánh thời hạn tạm giam tối đa và thời hạn điều tra tối đa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, cho thấy sự khác nhau như sau:
ĐIỀU TRA TẠM GIAM
ĐỂ ĐIỀU TRA Thông thƣờng Ít nghiêm trọng 4 tháng 3 tháng Nghiêm trọng 8 tháng 6 tháng Rất nghiêm trọng 12 tháng 9 tháng Đặc biệt nghiêm trọng 20 tháng 16 tháng An ninh quốc gia Ít nghiêm trọng 8 tháng 7 tháng Nghiêm trọng 12 tháng 10 tháng Rất nghiêm trọng 16 tháng 13 tháng Đặc biệt nghiêm trọng 24 tháng 20 tháng
Mục đích của việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn này là để ngăn chặn bị can phạm tội mới, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra từ đó tạo
LOẠI TỘI PHẠM
thuận lợi cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại quy định thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra không đồng nhất với nhau. Theo đó, tất cả các loại tội phạm (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng) đều có thời hạn tạm giam để điều tra thấp hơn tổng thời gian điều tra. Thực tiễn áp thời hạn tạm giam trong quá trình điều tra vụ án hình sự cho thấy rằng có nhiều vụ án thời hạn tạm giam đã hết nhưng thời hạn điều tra vẫn còn. Dù chưa thể ra được bản kết luận điều tra mà vẫn còn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam thì Cơ quan điều tra vẫn phải trả tự do cho bị can. Trong khi đó việc trả tự do cho bị can trong trường hợp này gây nhiều khó khăn cho việc tiếp tục điều tra vụ án. Có nhiều trường hợp còn gây nghi ngờ trong dư luận nhân dân xung quanh. Do đó, cần phải quy định thống nhất hai loại thời hạn này.
3.1.2.2. Về mặt thực tiễn
Mặc dù thời hạn tạm giam đã được quy định cụ thể ở từng giai đoạn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp tạm giam quá thời hạn nhất