Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Để hạn chế việc Cơ quan tố tụng lạm dụng biện pháp tạm giam cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Vì vậy, không thể có sự tùy tiện khi quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, muốn áp dụng biện pháp này phải dựa vào pháp luật, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ có thể tạm giam đối với bị can, bị cáo, người bị kết án khi có các căn cứ như sau:

Căn cứ thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng.

Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Tội rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị tạm giam mà không quy định thêm các căn cứ khác. Điều này cho thấy rằng biện pháp này có thể được áp dụng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà không cần chứng minh khả

12

Báo Vne xpress, Thi hành án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa, Việt Dũng, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap- luat/thi-hanh-an-tu-hinh-voi-nguyen-duc-nghia-3021275.html. [Truy cập ngày 01-10-2014]

năng trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án cũng như khả năng tiếp tục phạm tội của họ. Chẳng hạn như trường hợp tạm giam đối với Ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) như sau: Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phạm Ngọc Ngoạn (58 tuổi, trú tại phố Hàng Bài, Hà Nội), nguyên thành viên Hội đồng thành viên Agribank; nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty In – Thương mại và Dịch vụ Agribank (nay là công ty TNHH một thành viên dịch vụ Agribank, về hành vi trên. Sai phạm của ông Ngoạn được xác định đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 90 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội, để xây dựng nhà máy in ngân hàng vi phạm Luật Đất đai năm 200313. Qua tình huống trên cho thấy rằng Cơ quan điều tra chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà ông Phạm Ngọc Ngoạn đã gây ra mà không cần xác định khả năng trốn tránh hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án của bị can này.

Như vậy, việc quyết định tạm giam bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong thực tiễn sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tuỳ nghi áp dụng vì ngoài căn cứ loại tội phạm thì luật không quy định thêm căn cứ khác.

Căn cứ thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật này thì: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. Như vậy đối với bị can, bị cáo phạm tội gây nguy hại không lớn hoặc lớn cho xã hội, mà Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt tù trên hai năm, thì mới là điều kiện cần để xem xét quyết định áp dụng tạm giam, còn những truờng hợp bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt tù đến hai năm, thì không thể bị áp dụng biện pháp này.

13

Báo Tuổi trẻ, Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Agribank, Minh Quang, http://tuoitre.vn/tin/phap- luat/20140920/bat-ta m-gia m-nguyen-chu-tich-hdqt-agribank/648373.ht ml. [Truy cập ngày 20-9-2014]

Đồng thời, để có thể xem xét quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm mà Bộ luật hình sự hiện hành quy định mức hình phạt tù trên hai năm theo đúng quy định pháp luật thì cần đáp ứng điều kiện đủ đó là có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội lại không được quy định cụ thể trong luật. Do đó, để có cơ sở nhận định bị can, bị cáo sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội, phải nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi thực hiện tội phạm hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Qua thực tiện đấu tranh phòng chống tội phạm đã đúc kết được những căn cứ chủ yếu cần phải dựa vào đó để xem xét như sau:

* Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn

Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy định trong luật. Tuy vậy, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã rút ra những dấu hiệu sau: bị can, bị cáo đang tìm cách bán nhà hoặc tài sản có giá trị; bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng; bị can, bị cáo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng; bị can, bị cáo đã bỏ việc làm, v.v14. Khi vận dụng các căn cứ để xét bị can, bị cáo có thể trốn cần lưu ý là không phải khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các nội dung trên mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ t hể và phải biết căn cứ vào nội dung nào là chủ yếu. Chẳng hạn như ngày 5-8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết đã bắt tạm giam các đối tượng Phan Việt Trương (SN 1993, trú thôn An Bão, xã Mỹ Lộc), Lương Bá Cuộc (SN 1993, tr ú thôn Tân Lộc, xã Mỹ Lộc), Nguyễn Thành Thuận, trú thôn Vạn Phú, xã Mỹ Lộc) và Lê Mã Lương (SN 1994, trú thôn 4, xã Mỹ Thắng) về tội cố ý gây thương tích và cố ý làm hư hỏng tài sản15. Trong trường hợp này việc tạm giam đối với các đối tượng trên là phù hợp với quy định của pháp luật bỡi lẽ trong quá trình điều tra, các đối tượng cố tình trốn tránh không chấp hành giấy triệu tập của Công an huyện gây khó khăn cho công tác điều tra. Như vậy, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này không nhất thiết phải làm rõ tất cả các nội dung trên, có thể chỉ một nội dung cũng đã đủ để nhận định là đối tượng sẽ trốn.

14

Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.132

15

Gia La i Online, Bình Định: Bắt tạm giam nhóm đối tượng cố ý gây thương tích và gây thiệt hại về tài sản , Văn Tố, http://baogialai.co m.vn/channel/1602/201408/binh-dinh-bat-tam-gia m-nhom-doi-tuong-co-y-gay-thuong- tich-va-gay-thiet-hai-ve-tai-san-2330163/. [Truy cập ngày 22-9-2014]

* Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử

Để quá trình giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, thuận lợi thì rất cần sự hợp tác của bị can, bị cáo. Nếu như bị can, bị cáo có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì việc tìm ra sự thật của vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn. Trái lại, nếu như quản lý giám sát được bị can, bị cáo cũng như đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Vì thế căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được quy định là một trong những căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam.

Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử có thể được hiểu là trường hợp “gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử” nhưng ở mức độ cao hơn mang tính đối phó lại việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bị can, bị cáo chuẩn bị tiêu hủy vật chứng, che giấu, xóa các dấu vết của tội phạm; bị can bị cáo mua chuộc, đe dọa người làm chứng để họ khai báo sai sự thật; bị can, bị cáo mua chộc người giám định để họ ra kết luận giám định gian dối; bị can, bị cáo đe dọa người bị hại để họ không dám cung cấp tài liệu cho cơ quan tiến hành tố tụng; bị can, bị cáo bàn bạc, thông đồng với các bị can, bị cáo khác trong vụ án khai gian dối, đánh lừa cơ quan tiến hành tố tụng v.v.16. Như vậy việc xác định bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử phải dựa trên những căn cứ khách quan và phải xuất phát từ yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử chứ không phải sự suy đoán chủ quan tùy tiện.

* Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội

Đối với bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biện pháp tạm giam để cách ly họ với xã hội hoặc hạn chế các điều kiện để họ không thể tiếp tục phạm tội là rất cần thiết. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội là căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam. Việc nhận định bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: bị can, bị cáo phạm tội chuyên nghiệp, có tổ chức, là phần tử lưu manh, côn đồ, có nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; bị can, bị cáo đã có những hành vi x ảo quyệt, hung hãn như đe dọa người tố cáo, đe dọa trả thù người bị hại, và có thể thực hiện đe dọa đó; bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi tiềm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện

16

Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.132

hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm; bị can, bị cáo đã có hành vi kích động, xúi giục người khác phạm tội v.v.17

Căn cứ thứ ba, người bị bắt theo quyết định truy nã

Đối tượng đang bị truy nã có thể đã bị khởi tố về hình sự, đã có tư cách tố tụng là bị can, bị cáo hay người bị kết án về hình sự chưa thi hành hoặc đang thi hành án mà bỏ trốn, cụ thể như sau: “Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; Người bị kết án phạt tù bỏ trốn; Người bị kết án tử hình bỏ trốn; Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn ”18

Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì sau khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt từ Cơ quan điề u tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã, nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã xác định đúng là người đang bị truy nã thì phải đến nhận ngay người bị bắt. Tuy nhiên, trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Điều này cho thấy rằng, pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định có thể tạm giam đối tượng bị truy nã trong khi chờ cơ quan đã ra lệnh truy nã tiếp nhận người bị bắt mà không quy định gì thêm cho nên có thể hiểu việc tạm giam đối với người bị truy nã không phụ thuộc vào loại tội phạm mà họ đã thực hiện tức là có thể tạm giam tạm giam người bị truy nã cho dù họ phạm bất cứ loại tội gì kể cả trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù dưới hai năm.

 Các trường hợp không bị áp dụng biện pháp tạm giam

Thông thường, bị can, bị cáo khi có đầy đủ các căn cứ tạm giam thì họ sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, với tinh nhân đạo sâu sắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định một số đối tượng trên thực tế có đầy đủ các căn cứ để tạm giam nhưng họ không bị áp dụng biện pháp tạm giam. Đó là những đối tượng: phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng.

Việc không áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ có thai trước hết và cơ bản là vì đứa trẻ. Đối với phụ nữ có thai, một chủ thể đang được hình thành và sẽ trở

17

Trần Quang Tiệp: Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự , Nxb.Ch ính trị quốc gia, Hà Nộ i, 2011, tr.132-133

18

Điều 2 Thông tư liên t ịch số 13/ 2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã

thành công dân trong tương lai. Dù người mẹ có phạm tội nghiêm trọng đến đâu thì công dân tương lai đang nằm trong bụng mẹ kia cũng không hề hay biết. Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng cần tăng cường nhiều hơn so với lúc bình thường nhằm đảm bảo các dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và em bé phát triển tốt. Nếu như tạm giam đối với phụ nữ đang mang thai thì người mẹ không được ăn đủ chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân, thường hay ốm đau do sức đề kháng yếu. Trong trường hợp người phụ nữ đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, nếu tạm giam họ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ. Bởi vì khi còn nhỏ, đứa trẻ có xu hướng cần sự chăm sóc về dinh dưỡng và mọi mặt của đời sống từ người mẹ. Từ những lý lẽ trên, pháp luật tố tụng hình sự đã loại trừ khă năng áp dụng biện pháp tạm

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)