Thời hạn tạm giam

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

2.3. Thời hạn tạm giam

Thời hạn tạm giam là thời gian do pháp luật tố tụng hình sự quy định được tạm giam, bị báo nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án. Áp dụng biện pháp tạm giam luôn dẫn đến hạn chế quyền tự do thân thể và các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử,… Mỗi giai đoạn tố tụng sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau cho nên tùy thuộc vào quá trình tố tụng đang ở giai đoạn nào sẽ có thời hạn tạm giam khác nhau, cụ thể như sau:

2.3.1. Giai đoạn điều tra

Trong giai đoạn điều tra thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra được quyền áp dụng biện pháp tạm giam để phục vụ quá trình điều tra, điều tra bổ sung, phục hồi điều tra, điều tra lại. Do đó trong giai đoạn này bao gồm các loại thời hạn sau: thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam để bổ sung, thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra lại.

Thứ nhất, thời hạn tạm giam để điều tra. Căn cứ vào quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam để điều tra được tính bằng tháng (một tháng được tính là ba mươi ngày24)

và tùy thuộc vào từng loại tội phạm sẽ có thời hạn riêng.

Đầu tiên, nếu tội phạm bị điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá hai tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng nếu như vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội phạm ít nghiêm là không quá ba tháng.

Tiếp theo, nếu tội phạm bị điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá ba tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng. Vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá sáu tháng.

Đồng thời, nếu tội phạm bị điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng và có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng. Tóm lại, tổng thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội phạm rất nghiêm trọng là không quá chín tháng.

24

Cuối cùng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đây là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội cho nên thời hạn tạm giam được quy định là không quá bốn tháng và có thể được gia hạn ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Qua đó cho thấy, tổng thời hạn tạm giam tối đa đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá mười sáu tháng.

Tóm lại, tổng thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội phạm ít nghiêm là không quá ba tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá sáu tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là không quá chín tháng và tổng thời hạn tạm giam đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá mười sáu tháng. Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì ngoài tổng thời hạn tạm giam như trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng

Thứ hai, thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra. Phục hồi điều tra là việc điều tra tiếp tục vụ án hoặc bị can đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra. Theo đó khi bị can đã khỏi bệnh, đã xác định được bị can hoặc có đủ chứng cứ để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm, tìm được nơi trốn tránh của bị can, cũng như có căn cứ khác cho rằng quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra không đúng thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra (nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong trường hợp này nếu có căn cứ cho rằng bị can có thể trốn tránh hoặc có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra thì Cơ quan điều tra vẫn có thể tạm giam bị can để đảm bảo cho quá trình điều tra được thuận lợi. Thời hạn tạm giam bị can trong trường này không được quá thời hạn phục hồi điều tra. Khoản 1 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn phục hồi điều tra như sau: “không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra”. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước k hi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.

Như vậy, thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra được quy định đối với từng loại tội phạm lần lượt là: tội phạm ít nghiêm trọng có tổng thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra là hai tháng; nếu là tội phạm ít nghiêm trọng và rất nghiêm trọng thì tổng thời hạn tạm giam tối đa để phục hồi điều tra không quá bốn tháng (trong đó được gia hạn một lần quá hai tháng); đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì tổng thời hạn tạm giam tối đa để phục hồi điều đa là sáu tháng (trong đó được gia hạn một lần

quá ba tháng). Việc quy định thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung trùng với thời hạn điều tra bổ sung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra trong việc quản lý giám sát bị can, tiến hành các hoạt động điều tra như triệu tập, lấy lời khai bị can.

Thứ ba, thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng bị can có thể trốn tránh hoặc có hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra như tiêu hủy hứng cứ, đe dọa bị hại, người làm chứng, tạo hiện trường giả,… cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung không quá thời hạn điều tra bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó nếu hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam bị can đối với bị can là không quá hai tháng. Trường hợp này hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát trả lại lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung đối với bị can cũng là không quá hai tháng. Nếu hồ sơ vụ án do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam là không quá 1 tháng. Trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam đối với bị can cũng là một tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung không phụ thuộc vào loại tội phạm mà tùy thuộc vào cơ quan (Viện kiểm sát hay Tòa án) trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Thứ tư, thời hạn tạm giam để điều tra lại. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì trường hợp vụ án được trả hồ sơ để điều tra lại thì thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam để điều tra được thực hiện theo thủ tục chung. Điều đó có nghĩa là, thời hạn tạm giam để điều tra lại sẽ bằng với thời hạn tạm giam để điều tra. Cụ thể, tổng thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội phạm ít nghiêm là không quá ba tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là không quá sáu tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là không quá chín tháng và tổng thời hạn tạm giam đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá mười sáu tháng. Ngoài ra, đối với tội phạm an ninh quốc gia , Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

2.3.2. Giai đoạn truy tố

Thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự và không được quá thời hạn ra một trong ba quyết định: truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng, trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Tương tự như ở giai đoạn điều tra, thời hạn tạm giam ở giai đoạn truy tố cũng được quy định đối với từng loại tội phạm. Cụ thể, thời hạn tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng là hai mươi ngày, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu thời hạn nghiên cứu hồ sơ phải kéo dài mà xét thấy vẫn phải tạm giam bị can thì Viện trưởng

Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn tạm giam tối đa (kể cả gia hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát) đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là không quá ba mươi ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là không quá bốn mươi lâm ngày và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là sáu mươi ngày.

2.3.3. Giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì thời hạn tạm giam được quy định gồm: thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc xét xử sơ thẩm và thời hạn tạm giam để đảm bảo cho việc thi hành án.

Thứ nhất, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm hai loại. Loại thứ nhất, thời hạn tạm giam phụ thuộc vào loại tội phạm và được tính thời hạn theo ngày, tháng. Để đảm bảo tính thống nhất giữa thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử và thời hạn chuẩn bị xét xử thì Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau: “thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này”25. Theo đó thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được tính từ ngày thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận được hồ sơ của vụ án: ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệ t nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn tạm giam trong trường hợp này đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá bốn mươi lăm ngày, tội phạm nghiêm trọng không quá hai tháng, tội phạm rất nghiêm trọng không quá ba tháng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá bốn tháng. Loại thứ hai, thời hạn tạm giam xuất hiện khi đã hết thời hạn tạm giam mà không có căn cứ thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm hoặc trả tự do cho bị cáo. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa26. Thời hạn này không phụ thuộc vào loại tội phạm mà giống nhau đối với tất cả loại tội. Thời hạn này được ghi trong lệnh tạm giam của Chánh án, Phó chánh án với mục đích là để đảm bảo thi hành án.

25

Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 26

Tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tron g phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Thứ hai, thời hạn tạm giam để đảm bảo cho việc thi hành án là thời hạn tạm giam bắt đầu sau khi tuyên án. Thời hạn tạm giam sau khi tuyên án được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó để đảm bảo mục đích của quá trình thi hành án thì sau khi tuyên án Hội đồng xét xử được quyền tạm giam bị cáo và thời hạn tạm giam trong trường hợp này là bốn mươi lâm ngày, kể từ ngày tuyên án.

Nhìn chung, quy định về thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là tương đối hoàn chỉnh và tạo nên sự thống nhất đảm bảo cho việc tạm giam bị cáo sau khi nhận được hồ sơ vụ án cho đến khi Tòa án phúc thẩm thụ lý hồ sơ (nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị) hoặc quyết định thi hành án của Tòa án sơ thẩm.

2.3.4. Giai đoạn xét xử phúc thẩm

Tương tự như thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì trong giai đoạn phúc phẩm cũng có thời hạn tạm giam để đảm bảo xét xử phúc thẩm và thời hạn tạm giam sau khi tuyên án phúc thẩm

Thứ nhất, thời hạn tạm giam để đảm bảo xét xử phúc thẩm bao gồm hai loại. Một là, thời hạn tạm giam quy định chung cho các loại tội phạm và phụ thuộc vào thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án. Nếu vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu thụ lý, xét xử phúc thẩm thì thời hạn t ạm giam là sáu mươi ngày. Đối với vụ án do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương thụ lý, xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam không quá chín mươi ngày. Hai là, thời hạn tạm giam xuất hiện sau khi thời hạn tạm giam đã hết và kéo dài cho đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm. Đây là thời hạn tạm giam đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa phúc thẩm mà thời thời hạn tạm giam đã hết và Chánh án, Phó chánh án theo đề nghị của Thẩm phán ra lệnh tạm giam (tiếp theo) khi xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử.

Thứ hai, thời hạn tạm giam sau khi tuyên án được quy định chung cho các loại tội phạm là bốn mươi lâm ngày kể từ khi tuyên án. Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án27

.

Tóm lại, nội dung các quy định của thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử phúc thẩm quy định tương đối rõ về thời hạn tạm giam đối với bị cáo trước và sau khi

27

xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, so với các quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 39)