5. Kết cấu đề tài
2.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam
Xuất phát từ hậu quả của việc áp dụng biện pháp tạm giam là luôn dẫn đến việc hạn chế quyền tự do của công dân trong khi đó người bị áp dụng biện pháp này chưa phải là tội phạm. Cho nên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam ở phạm vi hẹp. Khoản 3 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định cụ thể như sau: “Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam”. Như vậy, chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm:
Thứ nhất, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Thứ hai, Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
Thứ ba, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử.
Thứ tư, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Đây là những chủ thể đứng đầu những cơ quan tiến hành tố tụng và được Nhà nước giao thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình thì các chủ thể này sẽ nhân danh cơ quan quyền lực Nhà nước để áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp (trong đó có biện pháp tạm giam) theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để giải quyết vụ án được chính xác, khách quan từ đó bảo vệ quyền lợi của Nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp tất cả các chủ thể nêu trên cũng có thể áp dụng biện pháp tạm giam mà tùy vào từng giai đoạn tiến hành tố tụng thì sẽ có chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện biện tạm giam phù hợp. Bởi vì, quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trả qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn thể hiện một hướng nhất định của hoạt động tố tụng và gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng.