Từ phía người bị tạm giữ, bị can

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 62)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Từ phía người bị tạm giữ, bị can

Thứ nhất, người bị tạm giữ, bị can thiếu tính chủ động trong việc tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Khi bị rơi vào vòng pháp luật, họ phó mặc cho cơ quan tiến hành tố tụng quyết định số phận của mình. Bên cạnh đó do yếu tố tâm lý e ngại nên thực tế người bị tạm giữ, bị can không dám thực hiện quyền tự bào chữa. Họ cho rằng tự bào chữa rất dễ bị cho là ngoan cố, chống đối, không thành khẩn khai báo, dễ bị mất đi tình tiết giảm nhẹ và sẽ bị khép tội nặng hơn. Có những trường hợp khác tuy rằng muốn tìm người để bào chữa cho mình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, tiền phí thuê luật sư cao nên đành lực bất tòng tâm.

Thứ hai, chất lượng tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can thường là không cao do thiếu hiểu biết pháp luật. Đa số các trường hợp phạm tội đều là do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên khi đứng ra tự bào chữa cho bản thân thì người bị tạm giữ, bị can thường không có đủ kiến thức, lý lẽ, lập luận… để có thể tự gỡ tội cho mình, tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trước Cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy dẫn đến chất lượng bào chữa là không cao. Chính vì điều này cũng ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can.

Thứ ba, nếu không có sự giúp đỡ từ phía cơ quan tiến hành tố tụng hoặc từ phía người bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can khó có thể tự mình thu thập được các tài liệu, đồ vật là chứng cứ của vụ án. Như đã biết, các tài liệu, đồ vật được xem là chứng cứ của vụ án có vai trò rất quan trọng trong việc chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can hay chí ích có thể giúp họ gỡ tội, giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự. Người bị tạm giữ, bị can là người đang bị hạn chế một số quyền tự do nhất định, không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó họ không thể tự mình tìm kiếm hay thu thập chứng cứ, mà chỉ có thể thông qua người bào chữa cho bản thân họ để họ có thể cung cấp các tình tiết, chứng cứ hoặc nhờ người bào chữa thu thập chứng cứ từ bên ngoài như thông qua người thân của người bị tạm giữ, bị can hay từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can. Để người bị tạm giữ, bị can có thể thuận lợi giao chứng cứ cho người bào chữa hoặc nhờ người bào chữa thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa

cho họ thì dĩ nhiên phải có sự giúp đỡ của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, đó chính là điều kiện tiên quyết. Chỉ khi nào có sự giúp đỡ của Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa có thể thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can mới có thể cung cấp một cách nhanh chóng các tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan cho người bào chữa để họ có thể tiến hành thu thập nhằm phục vụ việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Bên cạnh đó, người bào chữa cũng phải tích cực hợp tác với người bị tạm giữ, bị can trong việc tiếp nhận các thông tin, tài liệu, đồ vật, tình tiết có liên quan đến vụ án để có thể nhanh chóng có được các chứng cứ cần thiết để có thể tiến hành bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Qua đó thấy rằng nếu không có sự giúp đỡ từ phía Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc từ phía người bào chữa thì người bị tạm giữ, bị can sẽ rất khó để tự mình thu thập chứng cứ của vụ án, bởi vì nếu không có chứng cứ liên quan đến vụ án thì rất khó để người bị tạm giữ, bị can có thể tự bào chữa cho bản thân họ, chứ đừng nói tới việc nhờ người bào chữa để bào chữa cho mình.

Từ những phân tích trên, chúng ta đã thấy được một vài tồn tại, hạn chế đến từ phía người bị tạm giữ, bị can trong thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay. Những tồn tại, hạn chế này dù là chủ quan hay khách quan đều có những tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Chính vì vậy dẫn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho các đối tượng này trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của quá trình tố tụng còn gặp nhiều khó khăn và chưa được thực hiện một cách triệt để nhất.

3.1.2. Từ phía người bào chữa

Người bào chữa than phiền về việc cơ quan tiến hành tố tụng không tạo điều kiện để họ bào chữa, thực hiện trách nhiệm của mình, nhưng cũng có những hạn chế, tồn tại xuất phát chính từ phía người bào chữa. Điều này tất nhiên gây ra những ảnh hưởng nhất định đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Thứ nhất, trong việc tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp, người bào chữa cố gắng tìm mọi cách, kể cả đó là cách bất hợp pháp để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ của mình. Thông thường, đúng ra người bào chữa phải giải thích cho người bị tạm giữ, bị can về những quy định của pháp luật tố tụng hình sự để họ có thể biết và nắm rõ, qua đó người bào chữa có thể động viên người bị tạm giữ, bị can làm rõ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, nhiều người bào chữa lại lợi dụng việc gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để giúp cho các đối tượng này khai né tội, không tôn trọng sự thật khách

quan của vụ án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra tìm ra sự thật khách quan của vụ án của Cơ quan điều tra, và điều tất nhiên là cũng không bảo đảm được quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bởi vì một khi Cơ quan điều tra tìm ra được chân tướng, sự thật của vụ án thì chẳng những người bị tạm giữ, bị can sẽ bị tội nặng hơn (khai báo không đúng sự thật vụ án) mà người bào chữa của họ cũng phải chịu tội vì đã thông thương với người bị tạm giữ, bị can để che giấu đi sự thật khách quan của vụ án. Thứ hai, đại đa số những người bào chữa đã sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người bị tạm giữ, bị can, tuy nhiên vẫn còn những trường hợp người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của mình một cách qua loa, đại khái, đặc biệt chất lượng bào chữa trong các vụ án Luật sư được chỉ định bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là rất thấp. Có lúc Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (Luật sư chỉ định) bào chữa theo kiểu nghĩa vụ, thậm chí có trường hợp “cãi” nhầm từ vụ này sang vụ khác. Mặt khác, có trường hợp Luật sư lại bào chữa cho bị can bằng những biện pháp trái với quy định của pháp luật. Điều tra viên đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc bị can và người bào chữa trao đổi với nhau rồi phản cung. Có trường hợp bị can nhận tội, sau khi tiếp xúc với luật sư lại phản cung và kêu là bị bức cung.

Thứ ba, chất lượng bào chữa nói chung là chưa cao, bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người bào chữa còn yếu, kĩ năng hành nghề còn hạn chế. Chính vì sự non kém về chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều người bào chữa đã có những bài bào chữa không những thiếu tính thuyết phục mà đôi khi còn gây bất lợi cho thân chủ của họ. Thứ tư, đó là vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Thực tiễn cho thấy có những Luật sư vì coi trọng vấn đề tiền bạc mà quên đi đạo đức nghề nghiệp, thay vì cố gắng, tận tâm thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bào chữa thì những Luật sư này lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của thân chủ để lừa gạt tiền nhằm giúp thân chủ chạy án. Điển hình là vụ án Luật sư lừa chạy án 1,8 tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa qua với bị cáo là Lương Anh Tiến, nguyên là luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM. Theo như kết quả điều tra xác định, khoảng tháng 10/2010, ông Nguyễn Minh Tuấn bị cơ quan điều tra khởi tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Thông qua mối quan hệ quen biết, Tiến được gia đình ông Tuấn thuê bào chữa với mức phí 100 triệu đồng nhưng không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án, Tiến biết rõ thân chủ của mình phạm vào các tội đã bị truy tố nhưng vẫn gợi ý với gia đình ông này là sẽ "lo" cho Tuấn được tòa tuyên trắng án, hoặc hưởng mức án bằng thời gian tạm giam. Tin lời, gia đình Tuấn đã 4 lần đưa tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng cho Tiến. Có tiền trong tay, luật sư đem tiêu xài cá nhân.

Khoảng tháng 9/2012, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử tuyên phạt ông Tuấn 11 năm tù cho cả 2 tội. Lúc này, gia đình ông Tuấn mới biết bị Tiến lừa nên đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.53

Trên đây chính là những tồn tại, hạn chế đến từ phía người bào chữa trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay. Dù những tồn, tại hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra của quá trình tố tụng hình sự, và điều này tất nhiên là đi ngược lại với mục đích của việc bào chữa trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong cả quá trình tố tụng hình sự nói chung. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời để góp phần hạn chế và đẩy lùi những bất cập, hạn chế trên, có như vậy thì việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra mới thật sự đạt hiệu quả và chất lượng cao, và quan trọng hơn là bảo đảm được quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can.

3.1.3. Từ phía Cơ quan điều tra

Thứ nhất, trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can. BLTTHS 2003 quy định rõ ràng quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can. Cụ thể quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 48, trong khi đối với bị can được quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 49. Bên cạnh đó BLTTHS 2003 cũng quy định người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng này.54

Mặt khác trong Thông tư 70 đã thêm một lần nữa khẳng định về việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra, trong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người bị tạm giữ, bị can thường là người ít có điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Vì vậy tại Điều 4 Thông tư quy định, ngoài việc giải thích cho người bị tạm giữ, bị can về quyền và nghĩa vụ của mình, Điều tra viên phải ghi rõ vào biên bản ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người khác bào chữa hay không. Riêng đối với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, do đối tượng này đang bị hạn chế quyền tự do, không tự mình thực hiện các thủ tục nhờ người bào chữa được, nên Điều 4 đã quy định chi tiết từng trường hợp cụ thể. Điều tra viên có trách nhiệm hướng dẫn người bị tạm giữ, bị can viết văn bản đề nghị hoặc giấy nhờ người bào chữa cho mình và trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ

53 Báo VnExpress, Luật sư lừa chạy án 1,8 tỷ đồng, Hải Duyên, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-lua- chay-an-1-8-ty-dong-2993693.html, [truy cập ngày 26-9-2014].

kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có văn bản đề nghị hoặc giấy nhờ người bào chữa, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi văn bản đó đến nơi mà người bị tạm giữ, bị can nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.55

Tuy nhiên trên thực tế những người tiến hành tố tụng vẫn vi phạm quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can. Nhiều trường hợp người bị tạm giữ, bị can không biết mình có quyền bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa, nhất là đối với các bị can phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng bị cách ly, không được gặp người thân, không được tiếp xúc với văn bản pháp luật. Trong những trường hợp này nếu không được giải thích về quyền và nghĩa vụ thì việc biết được mình có thể có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can là điều vô cùng khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cũng như ảnh hưởng đến quyền và các lợi ích hợp pháp khác của các đối tượng này trong quá trình tố tụng.

Thứ hai, thủ tục cấp GCNNBC cho người bào chữa. Bộ luật tố tụng hình sự quy định để tham gia bào chữa cho bị can,bị cáo, Luật sư phải được Cơ quan tiến hành tố tụng (đang thụ lý giải quyết vụ án đó) cấp GCNNBC. Như vậy, có thể coi GCNNBC là tấm “thẻ xanh” để Luật sư có thể thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đảm bảo quyền hiến định (quyền được bào chữa) cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.56 Luật Luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về thủ tục xin cấp GCNNBC của Luật sư rất đơn giản và nhanh chóng để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Luật sư thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong giai đoạn điều tra vụ ánh hình sự nói riêng và trong quá trình tố tụng hình sự nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc làm tưởng chừng như “dễ dàng” nhất trong hoạt động tham gia bào chữa này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, điều này gây ra không ít phiền hà, mệt mỏi cho các Luật sư.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư thì Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, khi xuất trình đủ giấy tờ: thẻ luật sư; giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.57 Tuy nhiên không ít các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Luật sư phải cung cấp nhiều hơn những loại giấy tờ theo quy định nêu trên, ví dụ: Chứng chỉ hành nghề Luật sư; Giấy đăng ký

55 Nguyễn Ngọc Anh, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ sở pháp lý để đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24, 2011, tr.

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)