Biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1.2.Biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình

chứng cứ, tài liệu đã thu thập được từ những gì mà người bị tạm giữ, bị can cung cấp. Như vậy, với mục đích tự bảo vệ cho mình, họ đã gián tiếp giúp cho Cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cho mọi đối tượng phạm tội đều sẽ bị truy cứu, nhằm tránh không bỏ sót tội phạm.

Qua những nhận định, phân tích trên, ta đã thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền tự bào chữa, không chỉ đối với người bị tạm giữ, bị can mà còn đối với Cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng.

2.2.1.2. Biện pháp bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sự

Quyền tự bào chữa là một trong những biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đồng thời, quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can xác định vị trí tố tụng của họ. Người bị tạm giữ, bị can bị đe dọa bởi những hậu quả pháp lý nhất định, vì vậy BLTTHS 2003 đã dành cho họ những quyền thực sự mà căn cứ vào đó có thể giúp họ chứng minh sự vô tội của mình hay chí ít cũng có thể giúp họ giảm nhẹ tội danh, bên cạnh đó còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Đối với người bị tạm giữ

Quyền đầu tiên của người bị tạm giữ được quy định trong BLTTHS 2003 là “được biết lý do mình bị tạm giữ”21, việc biết lý do mình bị tạm giữ là tạo điều kiện để họ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình. Người bị tạm giữ có thể xác định lý do chính đáng hay không chính đáng. Các lý do thường gắn liền với những sự kiện và tình tiết đã xảy ra nên người bị tạm giữ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với một số tình tiết là lý do do Cơ quan điều tra nêu trong lệnh tạm giữ.

Bên cạnh đó người bị tạm giữ còn được giải thích về quyền và nghĩa vụ22 của mình khi tham gia tố tụng hình sự. Chỉ khi biết được mình có các quyền cụ thể nào thì mới có sự bào chữa hiệu quả nhất. Một quyền quan trọng nữa là quyền trình bày lời khai23, lời nhận tội trong lời khai của người bị tạm giữ không thể được xem là chứng cứ buộc tội mà nó cần được kiểm tra một cách chính xác. Lời khai ban đầu của người bị tạm giữ cung cấp những tình tiết đầu tiên liên quan đến vụ án giúp các cơ quan có thẩm quyền nắm được sơ lược vụ án. Lời khai của họ được xem là chứng cứ gỡ tội cho họ nếu được kiểm tra tính chính xác. Vì vậy, được trình bày lời khai ngay sau khi bị tạm giữ là một

21 Xem điểm a, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. 22 Xem điểm b, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. 23 Xem điểm c, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003.

quyền quan trọng của người bị tạm giữ. Người bị tạm giữ có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu24 chứng minh cho sự vô tội của mình. Đây là một quyền rất quan trọng của người bị tạm giữ để tự bảo vệ cho mình, người bị tạm giữ phải được quyền đưa ra các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án có tác dụng bác bỏ sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người bị tạm giữ có quyền đưa ra các yêu cầu, việc đưa ra yêu cầu giúp cho người bị tạm giữ có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của họ. Người bị tạm giữ có thể đưa ra các yêu cầu như yêu cầu quyền có người bào chữa cho mình được biết lý do mình bị tạm giữ, yêu cầu được giải thích về quyền và nghĩa vụ nếu các cơ quan có thẩm quyền chưa làm việc đó. Đây là những yêu cầu cấp thiết và quan trọng, vì vậy các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng.

Người bị tạm giữ có quyền “khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”25. Họ có thể đánh giá về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đúng luật hay không đúng luật và sau đó có thể trình bày ý kiến hoặc khiếu nại về việc bị tạm giữ đối với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các khiếu nại của người bị tạm giữ phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cho người bị tạm giữ biết trong thời hạn luật định.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng, các quyền của người bị tạm giữ được quy định trong BLTTHS 2003 chính là biện pháp để họ bảo đảm quyền tự bào chữa của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Vì vậy, tất nhiên cần phải có cơ sở để bảo đảm cho các quyền của người bị tạm giữ được thực hiện, cơ sở đó không phải điều gì khác mà chính là những quy định của BLTTHS 2003. Cụ thể Điều 62 BLTTHS 2003 quy định trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, theo đó Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS 2003. Điều này chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ được thực hiện. Bên cạnh đó, tại đoạn 2, khoản 2 Điều 86 BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ của người tiến hành tố tụng: “Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này”. Như vậy thông qua các quy định tại Điều 62 và Điều 86 BLTTHS 2003 sẽ bảo đảm cho các quyền của người bị tạm giữ được thực thực hiện, từ đó quyền tự bào chữa của họ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ được bảo đảm một cách hiệu quả nhất.

24 Xem điểm đ, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003. 25 Xem điểm e, Khoản 2 Điều 48 BLTTHS 2003.

Đối với bị can

Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, người bị tạm giữ trở thành bị can. Để công việc tự bào chữa có hiệu quả, trước tiên bị can phải biết được họ có những quyền gì, Điều 62 BLTTHS 2003 quy định: “Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản”. Sự giải thích nói trên đối với bị can là bắt buộc, không phụ thuộc vào việc bị can có hay không có người bào chữa.

Các quyền của bị can được quy định cụ thể tại Điều 49 BLTTHS 2003. Quyền đầu tiên đó là quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì. Sẽ là vô lý nếu một người bị khởi tố mà lại không biết mình bị khởi tố về tội danh gì và vì sao mình lại bị khởi tố. Vì vậy quyền được biết lý do mình bị khởi tố là một quyền vô cùng cần thiết, giúp cho bị can có sự chuẩn bị bước đầu để có thể tự bảo vệ mình.

Kể từ thời điểm nhận được quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra, thì người bị tạm giữ sẽ trở thành bị can. Vì vậy họ phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003, khi đã biết được mình có những quyền, nghĩ vụ gì được pháp luật tố tụng hình sự quy định thì bị can sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện quyền tự bào chữa cho bản thân mình.

Bị can có quyền trình bày lời khai.26 Lời khai của bị can được xem là nguồn chứng cứ và chúng phải được kiểm tra, đánh giá theo quy định. Theo quy định của BLTTHS 2003, việc lấy lời khai của bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.27 Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên có trách nhiệm đọc quyết định khởi tố bị can, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền và nghĩa vụ của họ. Trong khi hỏi cung, bị can có thể thú nhận một phần hay toàn bộ lỗi của mình. Tuy nhiên lời nhận tội của bị can cần phải được kiểm tra và đối chiếu với các chứng cứ khác của vụ án. Lời nhận tội của bị can chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác. Vì vậy Điều 72 BLTTHS 2003 quy định không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Mặt khác, trình bày lời khai là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, nếu họ có thái độ khai báo thành khẩn thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Cơ quan điều tra cần phải tôn trọng quyền trình bày lời khai

26 Xem điểm c, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003. 27 Xem khoản 1 Điều 131 BLTTHS 2003.

của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, BLTTHS 2003 quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình28 để buộc tội bị can phải khai báo, điều đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra.

Tương tự như người bị tạm giữ, bị can cũng có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Bị can có quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, Cơ quan điều tra khi nhận được tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để xác định tài liệu, đồ vật đó có phải chứng cứ hay không. Đồng thời bị can cũng có quyền đưa ra yêu cầu của mình, Điều 158 BLTTHS 2003 quy định sau khi tiến hành tiến hành giám định nếu bị can có yêu cầu thì cơ quan tiến hành giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Nếu Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do cho họ biết. Đây là những yêu cầu quan trọng đảm bảo cho quyền bào chữa của bị can được thực hiện một cách khách quan và công bằng.

Điểm đ, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra nếu có đầy đủ những lí do, căn cứ mà pháp luật đã quy định. Những đề nghị này phải được xem xét thực hiện trong thời gian luật định. Bên cạnh đó tại điểm g, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định bị can không chỉ được giao nhận bản kết luận điều tra mà còn được giao nhận bản cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tố, điều này được khẳng định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS 2003 quy định về thời hạn quyết định truy tố; Mặt khác, tại điểm h, khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 còn cho phép bị can có quyền khiếu nại đối với hành vi và việc làm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu họ nhận thấy hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Như vậy, cũng tương tự như đối với người bị tạm giữ, chúng ta thấy rằng các quyền của bị can được quy định trong BLTTHS 2003 cũng chính là biện pháp để họ bảo đảm quyền tự bào chữa của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Vậy nên đương nhiên những quy định của BLTTHS 2003 chính là cơ sở để bảo đảm cho các quyền của bị can được thực hiện. Cụ thể Điều 62 BLTTHS 2003 quy định trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, theo đó Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS 2003.

Điều này chính là điều kiện quan trọng để bảo đảm các quyền của bị can được thực hiện. Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 126 BLTTHS 2003 quy định cụ thể hơn việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can của Cơ quan điều tra: “Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này…”. Như vậy thông qua các quy định tại Điều 62 và Điều 126 BLTTHS 2003 sẽ bảo đảm cho các quyền của bị can được thực thực hiện, từ đó quyền tự bào chữa của họ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự sẽ được bảo đảm một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 39)