5. Kết cấu của đề tài
2.2.1.1. Bản chất pháp lý và ý nghĩa của quyền tự bào chữa
Bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa
Thông qua quá trình nhận thức và học tập, chúng ta hiểu rằng trong lí luận và trên thực tế, một người luôn có quyền tự bảo vệ mình. Hầu hết trong chúng ta đều biết tự bảo vệ mình là một bản năng tự vệ khi đứng trước một sự tấn công mang tính đe dọa đến sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm của bản thân. Về tính mạng khi bị tấn công, con người bằng cách của mình tự chống chọi lại sự tấn công đó để tự bảo vệ mình. Hay khi đứng truớc một hành động có tính xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình, theo bản năng con người thường tự thanh minh, biện hộ trước những lời cáo buộc đó.
20 Phạm Văn Lợi, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 115.
Ngày nay, hành động tự bảo vệ mình đã được pháp luật hình sự cụ thể hóa thành một quyền theo quy định tại Điều 15 BLHS 1999, đó là phòng vệ chính đáng. Theo đó một người vì để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, sẽ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hành động tự bảo vệ mình hay nói cách khác là phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tất nhiên là hành vi nhằm để phòng vệ này phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn mà luật đã quy định thì mới xem là không có tội. Hành động nhằm phòng vệ được xem là tự bảo vệ mình theo bản năng khi bị tấn công. Thế nhưng, khi một cá nhân bị sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng người đó đã có một hành vi nguy hiểm cho xã hội và sự cáo buộc này có thể dẫn tới hậu quả là hình phạt, thì cá nhân này có thể làm gì để tự bảo vệ mình trước sự cáo buộc đó? Pháp luật tố tụng hình sự trong trường hợp này cho phép họ có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi một người bị tình nghi là phạm tội, biện pháp ngăn chặn đầu tiên được áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho việc điều tra vụ án là biện pháp tạm giữ. Lúc này việc tạm giữ mặc dù là hợp pháp nhưng đã xâm phạm đến quyền tự do đi lại của công dân vốn được xem là một trong những quyền cơ bản của con người, họ có quyền tự bảo vệ để chống lại sự xâm phạm đó bằng các biện pháp cụ thể mà pháp luật đã cho phép.
Như đã biết, quyền con người luôn là một vấn đề quan trọng nhất được nhà nước ta coi trọng và bảo vệ, có bảo vệ tốt quyền con người mới thể hiện được tính dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi đứng trước sự tình nghi của cơ quan pháp luật cho rằng một người đã có hành vi phạm tội, tức là hành vi đó đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân dù cho cáo buộc đó là có sơ sở. Pháp luật tố tụng hình sự thông qua quyền tự bào chữa cho phép người bị tình nghi phạm tội bằng các quyền cụ thể, vận dụng có hiệu quả các quyền ấy để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Khi đó, nếu pháp luật không cho phép họ dùng bất kì quyền nào để tự bảo vệ cho mình thì đó chính là sự bất bình đẳng một phía do pháp luật chỉ coi trọng sự buộc tội mà không coi trọng quyền gỡ tội. Hệ quả của sự bất bình đẳng này là dẫn đến vi phạm quyền công dân, xét xử oan sai cũng như không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì thế, khi một người bị tình nghi là phạm tội, họ cần được pháp luật tạo điều kiện về mọi mặt giúp họ bào chữa nhằm giúp họ thoát khỏi sự cáo buộc hoặc giảm nhẹ tội danh. Chỉ có tạo điều kiện cho người bị tình nghi tự bảo vệ mình thì mới phát huy được tính dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật.
Qua những phân tích trên đã phần nào làm rõ được bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa. Và như vậy, thực chất của quyền tự bào chữa là tạo điều kiện cho người bị cơ
quan tố tụng tình nghi là phạm tội tự bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các quyền do pháp luật tố tụng hình sự đã quy định.
Ý nghĩa của quyền tự bào chữa
Qua những phân tích, đánh giá trên đã cho thấy phần nào sự đóng góp của quyền tự bào chữa vào việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cũng như trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những đóng góp của quyền tự bào chữa trong tố tụng hình sự có một số ý nghĩa sau:
Trước hết, cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của quyền tự bào chữa đó là bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. Bằng các quyền cụ thể đã được pháp luật trao cho, người bị tạm giữ, bị can sẽ bảo đảm cho quyền lợi của họ không bị xâm phạm trong các vụ án hình sự, qua đó bảo vệ mình tránh khỏi sự vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Càng có ý nghĩa hơn nếu người bị tạm giữ, bị can là những người có hiểu biết về pháp luật, họ sẽ có sự vận dụng có hiệu quả các quyền mà pháp luật cho phép để quyền tự bào chữa trở thành một công cụ bào chữa hữu hiệu nhất bảo vệ cho họ khỏi sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng.
Để tự bảo vệ mình, trước hết người bị tạm giữ, bị can phải biết được mình có các quyền cụ thể gì, đồng thời phải biết mình có quyền thực hiện những công việc cụ thể nào để tự bảo vệ mình trước pháp luật, có như vậy họ mới có thể vận dụng có hiệu quả những quyền đó để tự bảo vệ cho bản thân mình. Khi đứng trước sự cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng về việc thực hiện một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì người bị tạm giữ, bị can thường có tâm lý hoang mang do họ là những người yếu thế và đang phải đối mặt với sự cáo buộc của cơ quan quyền lực nhà nước nên họ thường không tự bảo vệ được cho quyền lợi của mình. Vì vậy, trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng, mà đặc biệt là trong giai đoạn điều tra nếu họ nắm được các quyền cụ thể của mình, họ có thể tự bảo vệ mình trước bất kì sự vi phạm tố tụng nào của cơ quan tiến hành tố tụng như ép cung, không giao các biên bản, quyết định đúng thời hạn…Tự bào chữa cho mình trước các cơ quan tố tụng là một công cụ hữu hiệu đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can không bị xâm phạm khi có sự cáo buộc.
Mặt khác, việc tự bào chữa còn có ý nghĩa to lớn trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật vụ án. Trong quá trình vận dụng các quyền pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền lợi của mình, những chứng cứ, lập luận mà người bị tạm giữ, bị can đưa ra để chứng minh cho sự vô tội của mình hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự sẽ giúp cho Cơ quan điều tra nắm được quá trình xảy ra vụ án, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, vụ án gồm những ai, hành vi phạm tội diễn ra như thế nào, hung khí, động cơ gây án…Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp làm sáng tỏ những nghi vấn mà Cơ quan