5. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Tuân thủ quy định của pháp luật
Tuân thủ quy định của pháp luật, ngay từ cái tên của nguyên tắc đã cho ta thấy đây chính là nguyên tắc nền tảng, bao trùm nhất trong việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. BLTTHS 2003 đã quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”.14 Đây chính là nguyên tắc Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được quy định cụ thể trong BLTTHS 2003. Nội dung của nguyên tắc chính là hướng đến sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng trong quá trình tố tụng hình sự. Qua đó có thể thấy rằng không riêng gì hoạt động bào chữa trong giai đoạn điều tra, mà trong tất cả các hoạt động tố tụng khác ở các giai đoạn khác của quá trình tố tụng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi của đề tài này người viết chỉ nghiên cứu về việc tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Nguyên tắc “Tuân thủ quy định của pháp luật” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 70. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật là điều bắt buộc trong quá trình tố tụng hình sự, và việc bào chữa trong giai đoạn điều tra cũng không phải là ngoại lệ. Tuân thủ theo quy định của pháp luật là làm đúng theo những gì mà pháp luật đã quy định, cụ
thể đối với việc bảo đảm hoạt động bào chữa, việc tuân thủ theo quy định của pháp luật được thể hiện ở nhiều phương diện.
Thứ nhất, đối với cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự như tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, bị can trong việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; tuân thủ các quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với luật sư, BCVND, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can15 nhằm giúp cho họ có thể thuận lợi và nhanh chóng tiến hành việc bào chữa cho thân chủ của mình; tuân thủ quy định về việc cho người bào chữa có mặt khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ; tạo điều kiện cho người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án cũng như tạo điều kiện cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam; tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền của bị can, người bào chữa sau khi kết thúc điều tra vụ án.
Thứ hai, đối với người bào chữa, người bào chữa cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình đối với người bị tạm giữ, bị can. Người bào chữa không được vượt quá giới hạn của mình trong việc thực hiện quyền bào chữa, mà phải tuân thủ theo các quyền cụ thể pháp luật đã quy định cho họ, bên cạnh đó người bào chữa phải hợp tác tốt với Cơ quan điều tra, Điều tra viên và chính thân chủ của mình - người bị tạm giữ, bị can trong việc bào đảm thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra.
Việc thực hiện nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là việc tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bảo đảm cho việc bào chữa trong giai đoạn điều tra được diễn ra thuận lợi, các quy định trong quá trình bào chữa sẽ được tuân theo và tránh được tình trạng lạm quyền của Cơ quan điều tra hoặc người bào chữa dẫn đến việc bào chữa gặp khó khăn, sai sót, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tiếp theo, việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bào chữa sẽ giúp bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, đồng thời giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra được sự thật vụ án, tránh làm oan người vô tội, tạo điều kiện để các giai đoạn sau đó của quá trình tố tụng được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và suôn sẽ.
Qua những phân tích trên, chúng ta đã thấy được vị trí và tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc bao trùm nhất, mang tính
định hướng cho việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, đảm bảo cho việc bào chữa được diễn ra thuận lợi, đúng theo trình tự quy định của pháp luật tố tụng hình sự và đạt được hiệu quả cao nhất.