Những người được bào chữa cho người khác

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 43)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.1.Những người được bào chữa cho người khác

Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”29. Hiện nay do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế nên khi nói đến người bào chữa ta chỉ nghĩ đến luật sư còn những người khác không phải là luật sư thì không phải người bào chữa. Tuy nhiên luật sư là khái niệm nghề nghiệp còn người bào chữa là khái niệm tố tụng. BLTTS 2003 quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; BCVND.30 Có thể nói quy định của BLTTHS 2003 về những cá nhân có quyền bào chữa là chính xác, bởi vì đây là những người có kiến thức nhất định về pháp lý, có khả năng bào chữa cũng như có tâm huyết trong việc tìm ra sự thật của vụ án, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử công minh, đúng người đúng tội, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của nền tố tụng hình sự nước nhà.

Luật sư

Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Mặc dù có nhiều quan điềm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có một điểm chung, luật sư là một ngề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần bảo đảm công lý.

Pháp lệnh luật sư 2001 thay thế Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta. Sau một thời gian thi hành pháp lệnh này, đội ngũ luật sư đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề cũng từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng phải thấy rằng trong tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa của luật sư. Trước những yêu cầu cấp thiết của tình hình mới đòi

29 Xem đoạn 1 Điều 11 BLTTHS 2003. 30 Xem khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003.

hỏi cần phải ban hành một văn bản mới có hiệu lực pháp lý cao hơn. Luật Luật sư 2006 đã có những thay đổi quan trọng và cần thiết với những sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của luật sư, đáp ứng hơn nữa những nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân và tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can; phục vụ tích cực cho công việc cải cách tư pháp.

Luật Luật sư 2006 quy định:“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”.31 Tiêu chuẩn của luật sư: là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.32 Điều kiện hành nghề của luật sư: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.33

Về đặc điểm của luật sư trước hết đó phải là công dân Việt Nam, phải trung thành với Tổ quốc, tuân thủ hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là đặc điểm quan trọng nhất đối với tất cả các ngành nghề khác chứ không riêng gì nhề luật sư, bởi vì đó là những nền tảng cơ bản nhất để mỗi một người có thể bắt đầu làm tốt một ngành nghề nào đó trên cương vị của mình. Đặc điểm chuyên môn bắt buộc khi muốn trở thành luật sư đó là phải có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư và đã qua tập sự hành nghề luật sư. Tất nhiên để muốn trở thành luật sư thì kiến thức về pháp luật là điều kiện tiên quyết với mỗi người, và bằng cử nhân luật chính là sự khẳng định cho những kiến thức pháp luật mà mỗi cá nhân đã học tập và tích lũy được trong suốt quá trình được đào tạo. Khi đã có kiến thức về pháp luật thì quá trình đào tạo và tập sự hành nghề luật sư sẽ giúp mỗi người vận dụng kiến thức ấy vào thực tiễn. Sau một thời gian tập sự theo luật định, luật sư tập sự được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và họ phải gia nhập một Đoàn luật sư thì mới có thể hành nghề luật sư.

Luật sư là một chuyên gia pháp luật, một cố vấn pháp luật mà ở họ có những kĩ năng nghề nghiệp thực thụ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Để tham gia vào quá trình tố tụng thì bắt buộc luật sư phải được cấp GCNNBC, đây là một thủ tục quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của luật sư trong quá trình này. Luật sư chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa sau khi đã

31 Xem Điều 2 Luật Luật sư 2006. 32 Xem Điều 10 Luật Luật sư 2006. 33 Xem Điều 11 Luật Luật sư 2006.

được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án nhân dân và Hội đồng xét xử sẽ cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Tóm lại, Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư dần khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ tốt nhất quyền bào chữa cho người bị tạm giữ và bị can trong giai đoạn điều tra nói riêng và trong toàn bộ quá trình tố tụng nói chung. Chính vì vậy, luật sư cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để góp phần bảm đảm công bằng xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất oan sai trong tố tụng và việc vi phạm quyền bào chữa.

Bào chữa viên nhân dân

Để tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngày 18-6-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 69/SL quy định về chế định BCVND, trong đó đáng chú ý:34

Điều 1: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các Tòa án thường và Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ Tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư, bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận”.

Điều 2: “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”.

Tiếp theo đó tại Nghị định 01/NĐ-VY ngày 12-1-1950 của Bộ tư pháp đã quy định điều kiện để trở thành bào chữa viên bao gồm:

“(a) Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông hay đàn bà; (b) Ít nhất 21 tuổi;

(c) Hạnh kiểm tốt và chưa can án”35

BCVND được hiểu là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra bào chữa cho bị can, bị cáo. Hoạt động của những người này không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư. Từ khi BLTTHS 2003 được ban hành cho đến nay chưa có một văn

34 Báo Pháp luật, Được tự nhờ người không phải luật sư bào chữa?, Sông Ba - Thanh Tùng, http://plo.vn/phap- luat/duoc-tu-nho-nguoi-khong-phai-luat-su-bao-chua-134374.html, [truy cập ngày 20-8-2014].

35 Công ty luật Sài Gòn Minh Luật, Chế định bào chữa viên nhân dân – Nhìn từ lịch sử và hiện tại, Phan Trung Hoài, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2789:ch-nh-bao-cha-vien- nhan-dan-nhin-t-lch-s-va-hin-ti&catid=334:hinh-s-to-tung-hinh-s&Itemid=519, [truy cập ngày 20-8-2014].

bản nào hướng dẫn cụ thể về hoạt động của Bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên để xác định ai mới được coi là một Bào chữa viên nhân dân thì đã có văn bản quy định, cụ thể theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì một người được coi là Bào chữa viên nhân dân khi người đó được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Như vậy, một người được coi là bào chữa viên nhân dân và được Tòa án cấp giấy chứng nhận phải là người được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận từ cấp xã, phường trở lên cấp giấy giới thiệu. Tòa án căn cứ vào giấy giới thiệu này cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bào chữa viên nhân dân bào chữa cho bị cáo.36

BCVND khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoàn toàn được hưởng các quyền mà pháp luật tố tụng hìng sự đã quy định. Theo đó BCVND được sử dụng tất cả các quyền đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. Như vậy ta có thể thấy tư cách của BCVND hoàn toàn không khác gì với một luật sư khi tham gia bào chữa.

Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can

Dù BLTTHS 2003 quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là một trong số những người bào chữa được tiến hành bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, nhưng BLTTHS 2003 không quy định rõ người đại diện hợp pháp đó là ai, đồng thời cũng không quy định cách xác định những người đại diện đó. Mặt khác do bản chất của đại diện là vấn đề liên quan đến dân sự nên người viết tham khảo những quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, cùng với quy định của Luật trợ giúp pháp lý (LTGPL) 2006 để tiến hành tìm hiểu về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can với tư cách là một trong những người được bào chữa cho các đối tượng này.

BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.37 Theo quy định của BLDS 2005, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Những người khác theo quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36 Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về người bào chữa không phải là luật sư, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, 2011, tr. 17-21, tr.21.

định của pháp luật.38 Mặt khác, LTGPL 2006 quy định người đại điện của người bị tạm

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 43)