Bảo vệ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 49)

4. Kết cấu luận văn

3.1.2Bảo vệ đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong nhiều năm, Hậu Giang đã từng bước có các chính sách để nông dân an tâm sản xuất góp phần đưa nông nghiệp phát triển toàn diện,làm thay đổi diện mạo của nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được bố trí một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước bằng các biện pháp như:

Thực hiện theo quy định của Nhà nước về hỗ trợ đất trồng lúa tỉnh thực hiện hỗ trợ người trồng lúa mỗi năm 500.000 đồng/ha đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha đối với đất lúa khác.Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70% diện tích trồng lúa do thiên tai, dịch bệnh, ngân sách nhà nước hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha, bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 1,75 triệu đồng/ha.Ngoài ra, còn hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất, giống lúa...

Xây dựng và triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn: Cánh đồng mẫu lớn thể hiện hướng đi đúng của sản xuất nông nghiệp hàng hóa để chuyển từ sản xuất hộ sang liên kết sản xuất theo qui mô lớn, phù hợp với sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 46 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

theo hướng công nghiệp, hiện đại. Các cánh đồng bước đầu đã gắn kết được với doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho dân.

Trong sản xuất nông nghiệp tỉnh đã tập trung đầu tư, hình thành các vùng chuyên canh, tập trung với các cây trồng chủ lực và đã đăng ký xây dựng nhãn hiệu, tham gia thị trường, đã có 9/10 nhãn hiệu được công nhận như: bưởi Năm Roi Phú Thành, cam Sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, mía đường CASUCO, Quýt đường Long Trị, (đang làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu xoài Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A). Tỉnh đã tổ chức xúc tiến thương mại và tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm và vận động doanh nghiệp tham gia liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

ng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn thông qua các mô hình khuyến nông - khuyến ngư, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ đánh giá hiện trạng và cảnh báo một số dịch hại cây lúa. Chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy và sử dụng nấm xanh Metarhi ium anisopliae (Ma) để phòng trừ rầy nâu và các loại sâu hại khác trên lúa; thực hiện 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng sinh thái, cộng đồng tham gia quản lý rầy nâu, ...

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, hội thảo đầu bờ, tọa đàm trực tiếp với dân về các chuyên đề: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, kinh tế hộ gia đình giúp nông dân nâng cao hiểu biết về khoa học kĩ thuật sản xuất trong trồng trọt, ...

Tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ vào các dự án hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như Bờ kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2, Hệ thống đê bao Long Mỹ-Vị Thanh, Hệ thống cống ngăn mặn Nam Xà No, các công trình nâng cấp, nạo vét kênh mương từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí... chỉ đạo chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô đạt kết quả tốt, khối lượng thủy lợi được đào đắp, nạo vét các hệ thống kênh mương là, nâng diện tích đất nông nghiệp có thủy lợi hoàn chỉnh, đê bao khép kín, ….

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 49)