4. Kết cấu luận văn
2.4 CÁCH TÍNH BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG,VẬT NUÔI
So với quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi tại Luật Đất đai 2013 không có gì đổi mới.
2.4.1.Cách tính cây trồng
Việc áp giá bồi thường của cây trồng là quá trình không đơn giản cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố như thời điểm trồng cây, cây trồng có hợp pháp không số lượng cây, độ tuổi cây, sản lượng trung bình của cây, mật độ cây…
Đối với cây trồng hàng năm
So với Luật Đất đai năm 2003 thì quy định về bồi thường cây trồng hàng năm không có gì khác biệt “Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất”49 vẫn được áp giá bằng cách dựa vào giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Mà không quy định chi tiết về cách áp giá các loại cây trồng trong giai đoạn phát triển chưa thể thu hoạch hoặc các loại cây con vừa gieo trồng. Các loại cây ở hai giai đoạn
GVHD: TS. Phan Trung Hiền 32 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh
này khi bị thu hồi đất sẽ được áp giá ra sao khi luật chưa đưa ra căn cứ tính giá trị bồi thường?
Đồng thời, việc áp giá dựa vào sản lượng thu hoạch ba năm liền kề trước tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Vậy thế nào là cây trồng chính tại địa phương? Làm thế nào để xác định loại cây trồng nào là cây trồng chính? Giá trị trung bình tại thời điểm thu hồi là thời điểm nào? Thời điểm công bố quy hoạch chi tiết hay thời điểm thông báo thu hồi đất, hay thời điểm ra quyết định thu hồi đất? Giá trị trung bình trong một tuần, một tháng hay một năm? luật vẫn chưa quy định cụ thể.
Theo ý kiến cá nhân của người viết, luật nên đưa ra quy định cụ thể hơn như quy định thời điểm thu hồi được tính từ khi nào? phân loại cây trồng theo từng giai đoạn phát triển, tốc độ phát triển từ lúc giao trồng đến lúc kiểm định là bao nhiêu tháng để từ đó đánh giá khả năng phát triển của loại cây trồng để chia theo từng loại cây, dự toán năng suất tiềm năng của loại cây trồng bị thu hồi,ngoài ra nên chia nhỏ các loại trồng cây hàng năm ra như cây lúa, rau màu, loại hoa quả hàng năm,… để có mức đền bù hợp lí vì những có những loại hoa màu như khoai lang, khoai bí, … lại thích hợp với những loại đất mới canh tác, trồng lần đầu cây sẽ cho sản lượng tốt, phẩm chất cây tốt ngược lại loại cây lúa nước lại thích hợp với ruộng đã qua canh tác, ổn định về thổ nhưỡng, nước tưới tiêu ,màu mỡ ,có độ PH ổn định để dễ chăm sóc và đảm bảo chất lượng của lúa. Do vậy khi phân loại cây hàng năm ra người kiểm kê áp giá có thể dựa vào đó để dễ dàng xác định năng suất tiềm năng và năng suất qua các năm của cây trồng.
Đối với cây trồng lâu năm
Mức bồi thường với cây lâu năm được tính bằng “giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất”50
quy định này không khác gì so với quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
Trước đây khi Luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực thì Thông tư 14/2009/TT- BTNMT quy định việc bồi thường cây trồng lâu năm dự trên cơ sở tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính Phủ quy định chi tiếc thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
GVHD: TS. Phan Trung Hiền 33 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh
“Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.”51
Tuy nhiên khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời thông tư này đã hết hiệu lực và đang chờ văn bản mới. Thông tư quy định cách tính giá trị hiện có của các loại cây như: cây ở thời kỳ đầu tư, cây lâu năm loại thu hoạch nhiều lần, cây lâu năm loại thu hoạch một lần, … khá chi tiết và phù hợp với thực tế vì mỗi loại cây ở mỗi thời kì khác nhau giá trị của nó cũng không giống nhau nên không phân định rõ cách tính giá trị hiện có sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chính xác khi áp giá bồi thường.
Do trong một khu đất người dân sẽ trồng không chỉ một loại cây trồng mà đa số nông hộ sẽ trồng theo hình thức xem canh như ổi trồng xen với táo, măng cụt trồng cùng sầu riêng,… hoặc lấy ngắn nuôi dài trồng cây hàng năm xen canh cây lâu năm như trồng xen ớt với đu đủ, mít và rau má, … vì vậy sinh ra trường hợp khó xác định đâu là cây trồng chính đâu là cây trồng phụ, giai đoạn phát triển khác nhau, mật độ khác nhau, chất lượng khác nhau làm cho việc kiểm kê, xác định giá trị thực kém chính xác. Vì vậy tùy vào tập quán canh tác của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có quy định khác nhau như ở Hậu Giang: UBND tỉnh dựa vào Quyết định số 4013/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông mà quy định mật độ cây trồng tại Quyết định số
51
Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền 34 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh
15/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của UBND Tỉnh Hậu Giang về việc quy định đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang:
Thứ nhất, mật độ cây trồng chuẩn như: cà phê, lựu, ổi, lê mật độ là 1,0 m/cây x 2,0 m/cây; bòn bon, bưởi đặc sản, bưởi thường, chôm chôm, đào lộn hột, dâu, điều, hồng, Lêkima, mít, vải thiều, vú sữa, xoài mật độ là 4,0 m/cây x 4,0m/cây;…
Thứ hai, đối với cây trồng xen mật độ cây được quy định khoảng cách từ 1,6m x 1,6m đến 2,5m x 2,5m thì mật độ cây là 1.600 cây/ha ~ 3.906 cây/ha và tỉ lệ trồng xen là 20% hoặc khoảng cách từ 2,6m x 2,6m đến 3,5m x 3,5m thì mật độ cây là 816 cây/ha ~ 1.479 cây/ha và tỉ lệ trồng xen là 30%, . …
Thứ ba, trong trường hợp vườn trồng một loại cây trồng với mật độ cao hơn mật độ tại Quyết định hoặc có trồng xen nhiều loại cây trồng thì chọn cây trồng chính có giá trị bồi thường cao và chiếm số lượng lớn để tính giá trị bồi thường theo mật độ quy định như
Khi chỉ trồng một loại cây trồng chính nhưng mật độ cao hơn mật độ quy định hoặc có trồng xen với mật độ cao hơn mật độ quy định thì tính giá trị cây trồng chính cộng thêm giá trị tỷ lệ trồng xen theo “Bảng mật độ trồng xen” và giá trị của cây trồng chính trồng vượt mật độ hoặc cây trồng khác trồng xen được tính giá trị bồi thường theo loại A của cây trồng chính, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Trường hợp cây trồng chính trong vườn nhưng mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định nêu trên thì giá trị giảm đi của cây trồng chính sẽ được tính thêm cho cây trồng phụ (phần tăng thêm của cây trồng phụ bằng phần giảm đi của cây trồng chính).
Thứ tư, trong trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các loại cây trồng chính khác nhau, nếu chủ hộ có yêu cầu thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm tiêu chuẩn tính cho khu đó.
Thứ năm, trường hợp vườn cây được trồng nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dày hơn mật độ quy định, nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây theo mật độ của quy định này và quy về mức chuẩn để tính mức bồi hoàn hiện tại theo quy định.
Thứ sáu, trường hợp các loại cây trồng, trồng xen nhau nhưng theo đúng mật độ quy định thì vẫn tính đối với từng loại cây theo đơn giá quy định.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền 35 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh
UBND tỉnh Hậu Giang đã quy định chi tiết về mật độ cây trồng kể cả cây trồng chuẩn và cây trồng xen đồng thời quy định thêm những trường hợp ngoại lệ giúp cho nhân viên kiểm kê dễ dàng thực hiện nhưng trường hợp vườn cây được trồng nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dày hơn mật độ quy định, theo người viết nên quy định rõ nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây trừ đi mật độ chuẩn đã quy định số dự còn lại xếp vào loại cây phụ nhằm hỗ trợ tổn thất để giảm bớt trường hợp thiệt hại do trồng cây “đón đầu” quy hoạch.
Cây trồng lâu năm là loại cây thu hoạch không phải một lần, một năm mà thu hoạch được nhiều lần, nhiều năm nhưng luật chỉ quy định tính giá trị bồi thường tại thời điểm thu hồi điều này vẫn chưa được hợp lí trong khi cây hàng năm còn được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề. Đại biểu Quốc hội Vũ Tường Xuân( Nam Định) cũng từng phát biểu tại cuộc hợp Quốc hội ngày 6/11/2013 “ đất bị thu hồi mà chỉ bồi thường hoa màu, cây cối, trên đất chỉ bằng một vụ thu hoạch là chưa thỏa đáng, vì như vậy họ lấy gì để đảm bảo cuộc sống trong các vụ sau khi đây là đất gắn với đời sống người dân. Phải tính toán việc bồi thường hợp lý, tránh được mặc cảm tâm lý người dân là “thu đất của dân cày giao cho các đại gia”.”52
Từ những phân tích trên người viết xin đưa ra một số kiến nghị đầu tiên nên chia cây trồng lâu năm thành nhiều nhóm như nhóm cây sinh trưởng ngắn hạn hoạch dài hạn, thu hoạch nhiều năm nhiều năm hay một lần, cây công nghiệp hay cây ăn quả… nhằm xác định giá trị cây trồng một cách hợp lí. Cần đưa ra khung tiêu chuẩn về kích thước, khả năng ra hoa, kết quả, tuổi của cây, thời gian sinh trưởng… để hạn chế tình trạng xác định giá trị cây trồng bằng cảm quan của người phụ trách kiểm kê. Đồng thời nên bồi thường thêm năng suất cây có thể mang lại ở những năm tiếp theo. Đối với những loại cây có khả năng di chuyển ngoài mức hỗ trợ di chuyển cần bồi thường thêm khoản giảm sút về chất lượng trong thời gian di chuyển và thích nghi với môi trường sống mới. Cuối cùng, nhanh chóng ban hành những văn bản mới nhằm khắc phục nhưng điểm yếu còn tồn tại.
Đối với cây rừng và lâm sản
Theo nhận định của người viết quy định về bồi thường cây rừng và lâm sản chỉ vừa được quy định vào những năm gần đây từ khi Nghị định 197/2004/NĐ-CP được ban hành
52 Đăng Minh, Chỉ bồi thường một vụ khi thu hồi có cây trồng là chưa thỏa đáng, Báo điện tử Cand online, http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2011/4/214003.cand [ Truy cập ngày 11/7/2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền 36 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh
có quy định“Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.”53
nhưng cũng như các văn bản khác Nghị định này vẫn chưa quy định bồi thường cho lâm sản trong khi giá trị kinh tế lâm sản không phải nhỏ đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ, đồng thời không quy định về “ rừng tư nhân” tức các rừng cây không được trồng từ ngân sách nhà nước, rừng do cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp… tự đầu tư trồng trọt. Mãi cho đến năm 2009 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường hỗ trợ tái định cư, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất ra đời quy định “Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).”54 Quy định tại thông tư này kèm theo những văn bản hướng dẫn đã khắc phục hạn chế của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và các văn bản trước đó.Tuy nhiên, vẫn chưa quy định chi tiết về cách tính bồi thường, đơn giá bồi thường. Cần sớm đưa ra các văn bản mới theo quy định của luật Đất đai 2013 nhằm giải quyết vấn đề đã nêu trên.