Tổ chức phát triển quỹ đất

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

4. Kết cấu luận văn

2.3.2 Tổ chức phát triển quỹ đất

Trong phạm vi bồi thường cây trồng, vật nuôi thì nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất không khác gì so với Hội đồng bồi thường

Trước đây khi Luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực thì Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất có quy định:

“Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 28 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng”45.

Đến nay khi Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn quy định :

“Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.”46

Theo đó Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng và có tài khoản riêng, do UBND quyết định thành lập. Nếu như trước đây có Tổ chức phát triển quỹ đất có hai cấp tỉnh và cấp huyện thì theo quy định mới trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 phải tổ chức hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện. Quy định này nhằm thống nhất lại tổ chức, tránh tình trạng thành lập ra rồi để đó tốn hao nhân lực, vật lực, … vì hiện trước đây Luật Đất đai cho phép UBND các tỉnh, thành được thành lập các tổ chức phát triển quỹ đất với mục đích là được giao, quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của Nhà nước. Trung tâm phát triển quỹ đất ra đời ở các địa phương và tồn tại song song với rất nhiều cơ quan có chức năng tương tự như từ tổ chức giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng (là công việc của hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) đến việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất cho các tổ chức cá nhân theo yêu cầu (mang tính kinh doanh như doanh nghiệp) trong bộ máy hành chính, công việc chồng chéo và giẫm chân lên nhau. Do đó nếu có quá nhiều trung tâm phát triển quỹ đất tồn tại trong một địa bàn tỉnh gây lãng phí ngân sách và dư thừa nhân lực thay vào đó chỉ cần một trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh khi

45 Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất

46 Điểm a, Khoản 2, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014, quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 29 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

cần thiết sẽ thành lập các chi nhánh trực thuộc ở các cấp huyện thực hiện những hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai riêng. Nhưng theo người viết chỉ nên lập các chi nhánh theo cụm không nên lập theo địa giới hành chính. Ví dụ như ở Hậu Giang thì không nên lập chi nhánh ở thành phố Vị Thanh vì trong một địa bàn tồn tại chi nhánh và cả trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh tạo nên sư dư thừa không cần thiết.

Nhiệm vụ chính của Trung tâm phát triển quỹ đất hiện là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khai thác và phát triển quỹ đất nhưng thực tế các trung tâm phát triển quỹ đất tập trung vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn là khai thác và phát triển quỹ đất. Do là đơn vị sự nghiệp công lập ngoài ngân sách Nhà nước, khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tổ chức có thêm kinh phí trích rừ 2% mỗi dự án trong khi công tác khai thác và phát triển quỹ đất lại không đem lại nguồn thu cho trung tâm phát triển quỹ đất.Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ,tái định cư không phải là đơn giản gồm nhiều giai đoạn như kiểm kê, áp giá, chi trả bồi thường, tổ chức tái định cư, …Trung tâm phát triển quỹ đất thường thực hiện các công việc như: phối hợp với chủ đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất trên thực tế, thẩm định tính hợp pháp của tài sản có trên khu vực đất bị thu hồi.

2.3.3. Các chủ thể tham gia, hỗ trợ

Do còn nhiều thiếu sót ở cơ cấu tổ chức và khả năng kiêm nhiệm nên trong quá trình thực hiện bồi thường cây trồng vật nuôi nói riêng và bồi thường, giải phóng mặt bằng nói chung ngoài cơ quan, tổ chức ban hành quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như UBND cấp huyện, tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần nhiều sự hỗ trợ, tham mưu như UBND cấp xã, phường thị trấn, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường thị trấn ( sau đây gọi là cấp xã), Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu người viết chỉ tập trung vào các chủ thể sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã:

UBND cấp xã, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã là tổ chức tiếp xúc trực tiếp với nhân dân đại diện cho nhân đân phát huy quyền làm chủ của nhân dân nên họ có thể dễ nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương cũng như dễ tập hợp, trao đổi lấy ý kiến của người dân có đất bị thu hồi.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 30 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

Nhờ đó, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và UBND cấp xã giữ vai trò trung gian giữa tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và người dân khu vực có đất bị thu hồi như:

Khi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư muốn lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì phải có số liệu cụ thể về diện tích đất thực địa, hồ sơ địa chính của mỗi hộ dân, cũng như tài sản nằm trên khu vực đất bị thu hồi,... Để làm được điều đó tổ chức thực hiện bồi thường phải phối hợp với UBND cấp xã “làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng , triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạt, kiểm đếm”47Vì chỉ có UBND cấp xã tại nơi có đất bị thu hồi mới nắm được tình hình địa phương về nguồn gốc đất, cây trồng, vật nuôi có vào thời điểm nào trước hay sau công bố quy hoạch chi tiết.

Khi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư muốn sinh hoạt, đối thoại trực tiếp, tổng hợp ý kiến của người dân tại khu vực có đất bị thu hồi thì phải liên hệ nhờ UBND xã tổ chức lấy ý kiến của người dân công khai tại trụ sở UBND xã.48

Kể cả trong trường hợp người có đất bị thu hồi không hợp tác trong khâu đo đạc, kiểm đếm hay khâu giao đất thì UBND cấp xã và Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ làm nhiệm vụ vận động, thuyết phục giúp công việc sớm hoàn tất.

Ngoài ra, đối với công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi thì chủ tịch UBND cấp xã cùng với công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm rất lớn trong việc xác nhận sự tồn tại của cây trồng, vật nuôi trên phần đất bị thu hồi là hợp pháp, đúng thời điểm hay không.

Sở Tài Nguyên và Môi trường:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng không ngoại lệ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định loại cây trồng, loại vật nuôi, điều kiện được hoặc không được bồi thường, chủ trì, phối

47 Điểm b, Khoản 1, Điều 69, Luật Đất Đai năm 2013

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 31 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, từ đó làm cơ sở chi trả bồi thường cây trồng, vật nuôi.

Nói tóm lại, vai trò của tổ chủ thể thực hiện bồi thường và các đơn vị có liên quan trong quá trình bồi thường cây trồng, vật nuôi là vô cùng quan trọng. Việc thực thi những quy định pháp luật về bồi thường là ở các chủ thể này nếu họ có đủ kiến thức chuyên môn, cái tâm của người làm công tác bồi thường thì việc kiểm đếm, đo đạc chính xác, áp giá hợp lí, mức bồi thường thỏa đáng, giảm bớt những thiệt hại cho chủ thể được bồi thường. Nhưng nếu như cơ cấu tổ chức không hợp lí, trình độ chuyên môn không đủ, làm việc qua loa không có trách nhiệm, sự hợp tác không chặc chẽ của các đơn vị có liên quan sẽ là ảnh hưởng rất lớn đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói chung, bồi thường cây trồng vật nuôi nói riêng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)