Hội đồng bồi thường, hỗ trợ,tái định cư

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 30)

4. Kết cấu luận văn

2.3.1Hội đồng bồi thường, hỗ trợ,tái định cư

Để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc những dự án lớn, công trình xây dựng quy mô từ đó mà ra đời. Nhưng mỗi công trình có đặc điểm riêng biệt, nằm ở những vị trí khác nhau trên toàn quốc. Do đó rất cần một tổ chức quản lý từng dự án, công trình xây dựng để việc thực hiện đạt hiệu quả tối đa. Mặc khác không phải dự án nào, công trình xây dựng nào cũng được thực hiện trên quỹ đất có sẵn mà đa số phải là quỹ đất thu hồi từ người sử dụng đất thu hồi thì phải có bồi thường do vậy hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nói trên.

Về thẩm quyền thành lập

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 căn cứ vào Điểm b, Khoản 3 Điều 29 Nghị định

69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp”. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện được thành lập nhằm giúp việc cho UBND cấp huyện thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi xem xét về cơ cấu tổ chức có nhiều quan điểm cho rằng việc đại diện các hộ có đất bị thu hồi chỉ từ một đến hai người là quá ít đồng thời khả năng tiếp cận, am hiểu pháp luật còn hạn chế so với các thành viên còn lại điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, do cơ cấu tổ

GVHD: TS. Phan Trung Hiền 27 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh

chức đa phần các thành viên là kiêm nhiệm nên khó có thể hoàn thành song song cả hai nhiệm vụ cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và thường phụ thuộc đề xuất của vào ban bồi thường, hỗ trợ tái, định cư. Trong khi công tác bồi thường cây trồng vật nuôi là công tác rất cần người có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực cây trồng và thủy sản nhằm xác định chính xác loại cây trồng, thủy sản nhằm xác định đúng thiệt hại đồng thời phát hiện tình trạng những hộ dân trồng cây nuôi cá trái pháp luật tránh gây tổn thất cho ngân sách nhà nước, nhưng công tác kiểm kê đo đạc thường chỉ làm qua loa, đa phần dựa vào lời khai của người có đất bị thu hồi mà lập biên bản.

Do đó theo người viết nên có văn bản quy định xử lí đối với thành viên không hoàn thành nhiệm vụ. Vì hiện nay chỉ có quy định về trách nhiệm của hội đồng mà không quy định rõ khi không làm đúng với trách nhiệm của mình thì thành viên Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm như thế nào.

Ngoài ra, cần quy định chi tiết về thẩm quyền của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ có nhiệm vụ lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không có nhiệm vụ thu hồi đất cũng như khảo sát thực địa, thực hiện công tác đo đạt,khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi, lập biên bản thể hiện rõ: Vị trí thửa đất, tổng diện tích đất sử dụng, tổng diện tíchđất thu hồi, diện tích nhà thu hồi. Phải có một cơ quan chuyên trách thực hiện giảm bớt sự quá tải trong công việc của Hội đồng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 30)