TÌNH HÌNH CÁN CÂN TÀI KHÓA VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37)

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2014

hính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng với quan điểm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong giai đoạn từ năm 2005-2007. Kết quả của chính sách này là ngân sách nhà nước đã có chuyển biến đáng kể. Hình 4.1 cho thấy sự phục hồi kinh tế đã giúp cho hính phủ kiểm soát bội chi ngân sách tốt hơn, đưa mức bội chi xuống thấp. Giai đoạn 2005-2007, bội chi ngân sách được giữ ở mức bình quân 1% GDP, thậm chí có những năm đạt thặng dư ngân sách (0.2% năm 2004; 1.3% năm 2006). Rủi thay, cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra, thâm hụt ngân sách Việt am tăng vọt đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua, chiếm đến 7.7% GDP (năm 2009).

rên một khía cạnh khác, tài khoản vãng lai của Việt am liên tục bị thâm hụt trong giai đoạn 2005-2010 mà nguyên nhân chính là do thâm hụt thương mại lớn trong giai đoạn này. ăm 2007, Việt am chính thức gia nhập W O, các hàng rào thuế quan của Việt am đã được tháo dỡ dần nhằm đáp ứng yêu cầu của W O và đẩy mạnh tự do hóa đa phương ở mức cao hơn. Kim nghạch xuất, nhập khẩu trong 4 năm 2007- 2010 bình quân tăng hơn 30%/năm so với năm 2006. Mặc dù vậy, mức thâm hụt tài khoản thương mại ngày càng lớn, năm 2009 lên đến 14% GDP.

Hình 4.1: Cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Trong đó GB là cán cân tài khóa, CA là cán cân tài khoản vãng lai.

27

ước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt am nói riêng có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù vậy, do tác động của các gói kích cầu và chính sách cho vay nới lỏng năm 2009 đã khiến cho lạm phát tăng cao vào năm 2010 (8.86%) và đạt đỉnh điểm là năm 2011 ở mức 18.68%. Điều này đã khiến cho lãi suất cho vay liên tục tăng từ đầu năm 2010 đến nửa đầu năm 2012. ình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng thấp (bình quân 5.3% trong 03 năm 2011, 2012, 2013) và không đạt được mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra đầu mỗi năm là 5.5%.

Bảng 4.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế, cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014.

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Bộ tài chính.

Để khắc phục tình trạng này, hính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cụ thể là ban hành ghị quyết số 11/ Q- P ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. uy nhiên bên cạnh việc thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm chi ngân sách trong năm 2011 và 2012, nhằm vực dậy nền kinh tế đang trong tình trạng đình trệ, suy thoái, hính phủ đã thực hiện chính sách dãn, giảm, miễn thuế cho nhiều đối tượng doanh nghiệp nhằm kích cầu sản xuất, đầu tư. hính vì thế, thâm hụt ngân sách mặc dù đã được thu hẹp so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức bình quân là -5.58% GDP trong giai đoạn này. hính sách này đã giúp cho tình hình kinh tế Việt am dần đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao thứ hai trên thế giới (sau rung Quốc) và tỷ lệ lạm phát năm 2013 ở mức 6.04% và năm 2014 là 4.09% (mức thấp nhất kể từ năm 2004).

28

Hình 4.2: Tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014.

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế-IMF

rong khi đó, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt am trong giai đoạn khủng hoảng này. Sau khi suy giảm mạnh trong năm 2009 (giảm 8.9% so với năm 2008), đà phục hồi thể hiện rõ và vững trong những năm gần đây (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao qua các năm, 25.5% năm 2010, 31.19% năm 2011 và 22.2% năm 2012 so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu là 19.8%, 24.2% và 10.6%). Điều này đã giúp cho lần đầu tiên Việt am xuất siêu và thặng dư cán cân tài khoản vãng lai sau nhiều năm thâm hụt kéo dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37)