Trường phái lý thuyết cân bằng Ricardo cho rằng, thâm hụt ngân sách không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào trong lãi suất và tỷ giá hối đoái, do vậy không gây ra sự mất cân bằng nào trong tài khoản vãng lai. ghĩa là, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập với nhau. ó nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết cân bằng của Ricardo. Một trong những nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ độc lập giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là nghiên cứu của Barro, R.J. (1989). Theo ông, việc giảm tiết kiệm công do thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng tương ứng trong tiết kiệm tư nhân. guyên nhân là do người tiêu dùng mong đợi rằng việc cắt giảm thuế ngày hôm nay sẽ dẫn đến sự gia tăng số thuế phải nộp trong tương lai để thực hiện nghĩa vụ nợ công, do đó ngày hôm nay họ
20
sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Kết quả là tổng tiết kiệm và đầu tư của toàn nền kinh tế không đổi, cán cân tài khoản vãng lai không bị ảnh hưởng.
Theo đó, Kaufman S., J. Scharler và G.Winckler (1999) đã tìm ra câu trả lời trong bài nghiên cứu về việc tài khoản vãng lai của Úc chịu tác động của thâm hụt ngân sách quốc gia thông qua yếu tố lãi suất ( như mô hình truyền thống của Mundell – Fleming), hay chịu tác động của sự tái phân bổ giữa tiêu dùng và đầu tư (theo lý thuyết cân bằng Ricardo). ằng việc dựa trên dữ liệu hàng quý từ 1976 đến 1997, tác giả sử dụng mô hình VE M để tính toán phương sai sai số dự báo của biến tài khoản vãng lai và hàm phản ứng đẩy. Sử dụng tính toán phương sai sai số dự báo cho ra kết quả là: trong dài hạn, năng suất nội địa và độ mở thương mại chiếm 65% sai số dự báo, thâm hụt ngân sách chiếm 14%, chi tiêu chính phủ chỉ chiếm gần 5% và lãi suất thì hầu như không có ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai. ởi do lãi suất là một biến quan trọng trong mô hình Mundell – Fleming, đóng vai trò làm cầu nối giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, kết quả của Kaufman và cộng sự đã cho thấy rằng bằng chứng chống lại sự liên kết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Trong các cuộc nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ dài hạn giữa hai loại thâm hụt ở Mỹ, Bartlett (1999) đã kết luận rằng mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này là không thống nhất. ác bằng chứng của ông cho thấy trong suốt những năm 1980, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai di chuyển đồng thời với nhau. Mặc dù, ông phát hiện rằng trong những năm 1990, mối quan hệ giữa hai thâm hụt đã đổi biến. Ở một khía cạnh khác, Laney (1984) nhận ra rằng “không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê cho thời kỳ hậu chiến giữa số dư ngân sách thực tế của Mỹ và số dư tài khoản vãng lai ”. ác giả cũng đưa ra kết luận tương tự cho tình hình của hầu hết các nước công nghiệp lớn.
Kouassi và các tác giả không tìm thấy bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở hầu hết các nước phát triển trong mẫu (Úc, Áo, anada, Pháp, Ý, à Lan, ewzealand, hụy Điển, Anh và Mỹ) trong một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô lớn gồm 20 nước phát triển và đang phát triển vào năm 2002. iếp theo, các ông đã thực hiện kiểm định phi nhân quả
21
Granger dựa trên nền tảng mô hình VAR được phát triển bởi oda – Yamamoto (1995) đối với hai biến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. ằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoại trừ bằng chứng về mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở srael, mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở àn Quốc và mối quan hệ nhân quả hai chiều ở hái Lan, hầu hết các nước đang phát triển còn lại đều không có bằng chứng thuyết phục về sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả. ằng chứng tương tự đối với các nước phát triển khi chỉ tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai sang thâm hụt ngân sách ở Ý. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu này cũng hàm ý rằng, các nền kinh tế có độ mở càng lớn thì các yếu tố bên trong sẽ chịu tác động nhiều bởi cán cân bên ngoài (cán cân thanh toán, cán cân tài khoản vãng lai).
Garcia và Ramajo (2004) đã đưa đến bằng chứng thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách không hề có tác động làm tăng lãi suất danh nghĩa dài hạn tại ây an Nha. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm từ 1964-2000 với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS) dựa trên mô hình tuyến tính đa biến bao gồm biến phụ thuộc là lãi suất danh nghĩa dài hạn, các biến độc lập là thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, cung tiền thực và lạm phát kỳ vọng. Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy hệ số của biến thâm hụt ngân sách không có ý nghĩa thống kê. ói cách khác, biến này không có tác động đến lãi suất.
Erceg, Guerrieri và Gust (2004) đã nghiên cứu tác động của cú sốc tài khóa (tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế thu nhập) lên cán cân thương mại ở Mỹ bằng cách sử dụng mô hình DEG (dynamic general equilibrium model) để đánh giá tác động của hai cú sốc tài khóa đối với cán cân thương mại. Kết quả này, phù hợp với giả thuyết Ricardo, cho thấy những thay đổi trong chính sách tài khóa có ảnh hưởng rất ít đến cán cân thương mại ở Mỹ, cho dù là tăng chi tiêu chính phủ hay cắt giảm thuế. Đa số, các áp lực lên cán cân vãng lai là do chính sách tài khóa mở rộng đã được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng đầu ra, cùng với sự sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân.
22