NHẬN XÉT KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57)

Kết quả kiểm định của hai phương pháp nhân quả Granger truyền thống và phương pháp oda – Yamamoto (1995) là không có sự khác biệt. Phương pháp nhân quả Granger truyền thống dựa trên thống kê F đã phủ định sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai với độ trễ là 4, còn đối với cặp biến cán cân ngân sách và cán cân thương mại với độ trễ là 3. ơn nữa, kết quả từ phương pháp kiểm định phi nhân quả Granger của oda – Yamamoto (1995) cũng xác nhận điều này với độ trễ tối ưu được lựa chọn cho các biến trong mô hình VAR là 5 (đối với cả hai trường hợp là: giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại).

Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai/cán cân thương mại ở Việt am (kể cả mối quan hệ nhân quả một chiều hay hai chiều). Nói cách khác, kết luận này ủng hộ cho giả thuyết cân bằng Ricardo (cho rằng cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai là độc lập nhau). ên cạnh đó, có thể đưa ra một số cơ sở để giải thích cho kết luận này cũng như tình trạng thâm hụt kéo dài của cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở Việt am một cách tương đối như sau:

47

 Do cơ chế lãi suất của Việt am chưa thực sự thả nổi nên thâm hụt ngân sách không làm thay đổi lãi suất nội địa; mặt khác, các chính sách kiểm soát vốn và quản lý tỷ giá còn khá nghiêm ngặt cũng phần nào hạn chế tác động của những thay đổi trong lãi suất (dưới ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách) đến tỷ giá, và cuối cùng là tài khoản vãng lai.

 Ở khía cạnh khác, thâm hụt ngân sách ở Việt am thời gian qua được tạo ra bởi nhiều yếu tố. Và chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác quản lý nguồn thu thuế, dẫn đến thất thu; cùng với nhu cầu chi tiêu và đầu tư công khá cao trong xu thế hội nhập, khi mà vai trò của chính phủ là rất quan trọng trong việc điều hành và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Thêm nữa, tính kém hiệu quả của chi tiêu ngân sách thời gian qua, gây lãng phí nguồn ngân quỹ cũng góp phần gây ra thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.

 ởi do Việt am là nước đang phát triển với năng lực sản xuất và trình độ công nghệ còn thấp nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa, máy móc thiết bị cơ bản còn cao, vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trong nước. Mặt khác, chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt am chưa cao đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu. ất cả các yếu tố này đã làm thâm hụt cán cân thương mại nói riêng và tài khoản vãng lai nói chung ở Việt am.

 Với tình hình bất ổn của kinh tế thế giới thời gian qua đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với những hệ lụy của nó đã gây ảnh hưởng xấu đến cán cân ngân sách cũng như cán cân thương mại và tài khoản vãng lai ở Việt am.

ơn nữa, để có một cái nhìn toàn diện và sự so sánh tương đối giữa trường hợp Việt am với các nước trên thế giới, ta trở lại các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở các quốc gia khác, cũng sử dụng phương pháp kiểm định phi nhân quả oda-Yamamoto (1995). hư là, nếu Kouassi (2002) đã đưa ra bằng chứng ủng hộ giả thuyết cân bằng Ricardo, khi cho rằng không tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở Mỹ, Úc, Áo, anada, Pháp, à Lan, Anh và hụy Điển; thì Lau (2006) khi

48

nghiên cứu cho trường hợp Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Nepan, Sri Lanka và Philippines lại đưa đến kết luận ủng hộ giả thuyết “thâm hụt kép”, tức là có mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Mặt khác, kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại àn Quốc được thực hiện bởi Kim (2007) thì lại hỗ trợ cho giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu, nghĩa là có sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả một chiều từ cán cân tài khoản vãng lai đến cán cân ngân sách.

ên cạnh đó, với việc sử dụng phương pháp tiếp cận nhân quả khác nhau và trong những giai đoạn khác nhau, đã đưa đến những bằng chứng đa dạng và thậm chí là mâu thuẫn nhau về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai của một quốc gia. Ví dụ, nếu Kouassi (2002) sử dụng phương pháp oda-Yamamoto (1995) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết cân bằng Ricardo ở Mỹ, thì Abell (1990, sử dụng mô hình VAR thời kỳ 1979-1985), Erceg (2005, sử dụng mô hình DGE nền kinh tế mở) đã đưa đến kết luận ủng hộ giả thuyết “thâm hụt kép” ở nước này. iếp theo, cho trường hợp ở àn Quốc, trong khi Kim(2007) sử dụng phương pháp Toda-Yamamoto (1995) cho thấy sự ủng hộ đối với giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu, thì Kalyoncu (2007, sử dụng Granger ausality est lại tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai. ơn nữa, đối với Singapore, nếu Lau (2006) dùng phương pháp oda- Yamamoto (1995), kỳ 1980-2001 đưa đến kết luận ủng hộ giả thuyết “thâm hụt kép”, thì Kalyoncu (2007, sử dụng Granger ausality est) lại tìm thấy bằng chứng về giả thuyết cân bằng Ricardo.

goài ra, nghiên cứu của Khalid (1998) ở Ai ập, Mexico và Ramchander (1998) ở Ấn Độ, ndonesia, Philippines, Malaysia cho thấy kết quả hỗ trợ cho giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu. ại ây an ha, giả thuyết cân bằng Ricardo cũng được ủng hộ khi nghiên cứu thực nghiệm của Garcia và Ramajo (2004) không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả nào giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai. Một số ít trường hợp được tìm thấy có sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả hai chiều là ở raxin theo kết quả nghiên cứu của slam (1998).

49

ừ nghiên cứu thực nghiệm của tôi về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt am đưa đến những kết luận sau:

Một là, không tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai/cán cân thương mại ở Việt am. Nói cách khác, hai cán cân này là độc lập nhau, nghĩa là thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt am trong thời kỳ nghiên cứu không có ảnh hưởng gì lẫn nhau. ừ đó rút ra nhận xét, không thể sử dụng cán cân ngân sách như một công cụ để tác động đến cán cân tài khoản vãng lai hoặc ngược lại.

Hai là, không có sự khác biệt trong kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa hai cặp biến: cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai; cán cân ngân sách và cán cân thương mại. ừ đó rút ra nhận xét rằng các khoản chuyển giao vãng lai (chênh lệch giữa cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thương mại) có tác động không đáng kể đến mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở Việt am trong giai đoạn được nghiên cứu.

Ba là, kết quả thực nghiệm ở Việt am ủng hộ cho giả thuyết cân bằng Ricardo. Kết quả này đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai, vấn đề đã và đang được giới nghiên cứu quan tâm và tranh luận vì nhiều quan điểm chưa thống nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 57)