Các nghiên cứu ủng hộ lý thuyết thâm hụt kép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25)

Trước hết, theo giả thuyết “thâm hụt kép”, một sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự suy giảm trong cán cân tài khoản vãng lai thông qua việc tác động làm tăng lãi suất nội địa và giá trị đồng nội tệ. Đây là lập luận theo mô hình Mundell – Fleming. òn theo Keynes, một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra sự hấp thụ trong nước và do đó tăng nhập khẩu, và cuối cùng làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai.

ắt đầu cho những nghiên cứu thực nghiệm về thâm hụt kép, Laney (1984) đã chứng minh mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai khi ông nghiên cứu mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ được định giá quá cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn ở Mỹ, các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS), kết quả cho thấy rằng cân bằng tài khóa là một yếu tố quyết định sự cân bằng bên ngoài, có ý nghĩa thống kê đáng chú ý ở các nước phát triển hơn là các nước công nghiệp. iếp đó, Ahmed (1986) cũng chứng tỏ rằng một sự thay đổi rõ ràng và tạm thời trong chi tiêu chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua sự sụt giảm tổng cầu.

Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ thâm hụt kép theo trường phái Keynes truyền thống đã ra đời, chẳng hạn như : nghiên cứu của Abell (1990), Normandin (1999), Kim và Roubini (2006). uy nhiên, các bằng chứng được tìm thấy lại có sự khác biệt khá lớn, thậm chí có sự không đồng nhất về chiều hướng tác động của thâm hụt ngân sách lên thâm hụt tài khoản vãng lai. Ví dụ, theo nghiên cứu của Roubini (1988) và ormandin (1999), Erceg, Guerrieri và Gust (2005), thâm hụt ngân

15

sách gây ra sự sụt giảm đáng kể trong thâm hụt thương mại ; cụ thể, 1 dollar thâm hụt ngân sách ở Mỹ sẽ làm tăng thâm hụt thương mại từ 0.22 đến 0.98 dollar. Tuy nhiên, áp lực lên cán cân thương mại được gây ra do chính sách tài khóa mở rộng có thể bị bù trừ bằng sự kết hợp của sản lượng tăng lên và/hoặc sự sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Mặt khác, các tác giả đã kiểm định tác động của hai loại cú sốc tài khóa riêng biệt là sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ và sự sụt giảm trong tỷ lệ thuế thu nhập đến cán cân thương mại của Mỹ, và đều cho thấy sự hiện diện tính nhân quả. Bên cạnh đó, theo Kim và Roubini (2006), việc nền kinh tế Mỹ vẫn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại ngay cả khi đồng dollar sụt giảm mạnh vào năm 2003 một phần là do thâm hụt ngân sách lớn và liên tục ở Mỹ. Do thâm hụt tài khóa vẫn lớn và tiết kiệm tư nhân ở Mỹ vấn thấp, sự sụt giảm giá trị của đồng dollar sẽ làm giảm thâm hụt thương mại khi và chỉ khi tiêu dùng tư nhân giảm mạnh (tức tiết kiệm tư nhân tăng), hay khi có sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân do lãi suất thực tăng cao. heo nhiều tác giả, vào năm 2004, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP vẫn giữ nguyên không đổi, lãi suất thực vẫn thấp, tiết kiệm tư nhân giảm và đầu tư tư nhân tăng cao. Kết quả là, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng mở rộng, thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục duy trì.

ghiên cứu thực nghiệm của John D. Abell (1990) tại Mỹ giai đoạn 1979 – 1985. ài viết đã dùng chuỗi dữ liệu thời gian đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở Mỹ trong giai đoạn 1979 – 1985. ằng việc sử dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR), kỹ thuật kiểm định nhân quả Granger và các hàm phản ứng xung, tác giả đã đưa ra các kết quả thực nghiệm cho rằng, thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại một cán gián tiếp thông qua cơ chế lãi suất và tỷ giá hối đoái. ụ thể, trong điều kiện tiết kiệm tư nhân trong nước ở mức cố định, khi thâm hụt ngân sách Mỹ gia tăng sẽ tạo áp lực làm tăng lãi suất (vì chính phủ sẽ đi vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách), tiếp đó dòng vốn bên ngoài sẽ có xu hướng chảy vào trong nước, tạo sức ép tăng giá đồng đô la (nội tệ). Điều này sẽ tác động xấu đến cán cân thương mại. iếp đến, trong mô hình nghiên cứu của mình, bên cạnh biến thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại, tác giả còn đưa vào thêm các biến tỷ giá, lãi suất và lạm phát nhằm phân tích tác động của chúng đến cán cân thương

16

mại. ác giả đưa ra ý kiến rằng có thể điều chỉnh giảm thâm hụt ngân sách để cải thiện cán cân thương mại trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.

Giovanni Piersanti (2000) đã đặt vấn đề liệu rằng thâm hụt tài khoản vãng lai có quan hệ với thâm hụt ngân sách kỳ vọng hay không, và đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm với hầu hết các nước thuộc khối OE D ( goại trừ hổ hĩ Kỳ, hụy Sĩ, ồ Đào ha, celand, ỉ, ew Zealand và một vài quốc gia mới gia nhập vì vấn đề hạn chế về số liệu). rước tiên, ông đã sử dụng mô hình cân bằng tổng quát tối ưu để diễn tả mối quan hệ lý thuyết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. ước tiếp theo, ông ta ước lượng phương trình kinh tế lượng dựa trên mô hình kỳ vọng tương lai, mở rộng các nghiên cứu dựa trên phân tích thông thường trước đó. ghiên cứu này sử dụng các biến cán cân ngân sách, cán cân tài khoản vãng lai (đo lường theo tỷ lệ % trên GDP) trong thời kỳ 1970-1997. Kết quả đưa đến bằng chứng thực nghiệm khá thuyết phục về tác động cùng chiều của thâm hụt ngân sách kỳ vọng đối với thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước khối OE D. Điều này hỗ trợ cho giả thuyết “thâm hụt kép (twin deficit)”.

Salvatore (2006) khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước thuộc nhóm G7 đã tìm thấy bằng chứng rất thuyết phục hỗ trợ cho giả thuyết thâm hụt kép. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong thời kỳ 1973 – 2005. goài biến cán cân tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách (được tính theo phần trăm của G P), ông đã đưa thêm vào mô hình biến tăng trưởng G P thực của quốc gia được nghiên cứu và biến tăng trưởng G P thực của phần còn lại thế giới. Do ông lập luận rằng khi kinh tế trong nước tăng trưởng sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai ; còn nếu kinh tế thế giới tăng trưởng cao sẽ làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này và sẽ tác động tích cực đến cán cân tài khoản vãng lai. Với việc xây dựng mô hình hồi quy đa biến đơn giản (trong đó, biến phụ thuộc là cán cân tài khoản vãng lai và có xét đến độ trễ của biến cán cân ngân sách) và sử dụng phương pháp OLS, Salvatore đã cho thấy rằng : thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai với độ trễ một năm. ằng chứng thực nghiệm về điều này được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia công nghiệp quan trọng nhất như Mỹ, hật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada.

17

Lau và các tác giả (2006) bằng việc sử dụng dữ liệu bảng để kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ở các nước SEA E (bao gồm Malaysia, hái Lan, ndonesia, àn Quốc, Myanmar, epan, Sri Lanka và Philippines). ác biến được kiểm định là thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách (tính theo phần trăm của GDP danh nghĩa), tỷ giá hối đoái danh nghĩa và lãi suất ngắn hạn, với kỳ quan sát theo năm từ 1980 – 2001. Hai biến tài chính (lãi suất và tỷ giá hối đoái) được đưa vào mô hình để xem xét đến vai trò của chúng như là cầu nối giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. ác tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết được phát triển bởi Pedroni (1999) kết hợp với kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình VAR, từ đó đã đưa ra những kết luận quan trọng. Một là lãi suất, tỷ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cán cân tài khoản vãng lai. Hai là, có hiện diện mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai loại thâm hụt (phương pháp tiếp cận theo oda – Yamomoto, 1995 cũng được thực hiện và cho thấy bằng chứng tương tự) ; trong đó, thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai theo cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp (thông qua lãi suất và tỷ giá hối đoái như mô hình lý thuyết của Mundell – Fleming). Ba là, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến tài khoản vãng lai ở các quốc gia châu Á này.

Thứ hai, giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu” cho rằng một sự suy giảm trong cán cân tài khoản vãng lai sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong cán cân ngân sách. Một sự gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Do đó, chính phủ sẽ gia tăng chi tiêu để vực dậy nền kinh tế và có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách. hư là, một đất nước trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng cán cân thanh toán do thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức có thể đối mặt với tình huống mà lượng lớn quỹ công được bơm vào để phục hồi ngành tài chính đang gặp khó khăn, cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, nhằm chặn đứng cuộc suy thoái, vực dậy nền kinh tế. Ví dụ, thâm hụt tài khóa tại àn Quốc có thể được phép tăng đáng kể cho mục đích hỗ trợ các hoạt động kinh tế, tăng sức mạnh mạng lưới an toàn xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. ừ đó, mối quan hệ nhân quả đảo ngược từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách được gọi là “tài khoản vãng lai mục tiêu” theo Summer (1988). ác giả cho rằng điều chỉnh cán cân bên ngoài có thể dẫn đến sự thay đổi trong cán cân ngân sách.

18

rong một nghiên cứu của Khalid và Guan (1998), hai ông đã sử dụng chuỗi thời gian với mẫu lựa chọn bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển có mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cao cho nghiên cứu của mình để có được sự so sánh giữa các quốc gia. ác nước phát triển bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, anada, Úc; còn các nước đang phát triển là Ấn Độ, ndonesia, Pakistant, Ai cập và Mexico. ghiên cứu này có hai mục đích chính. Một là kiểm định sự hiện diện của mối quan hệ dài hạn (đồng liên kết) giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai bằng phương pháp Engle – Granger Test và Johansen – Trace Test. Hai là kiểm định sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai bằng Granger ausality est dựa trên mô hình VAR. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, có hiện diện mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở 4 trong số nhóm 5 nước đang phát triển được kiểm định. ên cạnh đó, không nước phát triển nào trong mẫu có hiện diện mối quan hệ này. Kết quả từ kiểm đinh nhân quả Granger cho thấy có mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Indonesia và Pakistant, trong khi có mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại ở Ai ập và Mexico. òn các nước phát triển, không tồn tại mối quan hệ nhân quả nào giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ và Úc, nhưng có bằng chứng yếu về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở anada.

ghiên cứu của Anoruo và Ramchander (1998) phân tích chuỗi thời gian đa biến bao gồm thâm hụt tài khóa, thâm hụt thương mại, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát. Mẫu được lựa chọn gồm năm quốc gia Đông và am Á là Ấn Độ, ndonesia, àn Quốc, Malaysia và Phillipines trong thời kỳ 1957 – 1993. Mô hình VAR được ước lượng làm nền tảng để kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger. Kết quả cho thấy hiện diện mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt thương mại đến thâm hụt tài khóa (không có mối quan hệ theo chiều ngược lại) ở hầu hết các nước trong mẫu. goại trừ trường hợp Malaysia có mối quan hệ hai chiều. Kết quả này đã củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho giả thuyết tài khoản vãng lai mục tiêu. Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu này cũng đã cho thấy rằng vẫn có một số biến kinh tế vĩ mô tác động đến thâm hụt thương mại và

19

thâm hụt tài khóa, nên cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ nhân quả giữa hai loại thâm hụt này.

ghiên cứu của Chul-Hwan Kim and Donggeun Kim (2007) tại àn Quốc giai đoạn 1970 – 2003. ài nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Wald có điều chỉnh theo phương pháp oda-Yamamoto (1995) để kiểm định xem liệu thâm hụt ngân sách tăng cao có dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai trầm trọng hơn ở àn Quốc. hu thập dữ liệu theo năm từ 1970 – 2003; mô hình gồm các biến cán cân ngân sách, biến cán cân tài khoản vãng lai (tính theo phần trăm trên GDP) và biến tỷ giá hối đoái. Việc sử dụng phương pháp kiểm định phi nhân quả Granger được đề xuất bởi oda – Yamamoto (1995) dựa trên mô hình VAR là sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đó. Điểm gãy cấu trúc trong dữ liệu cũng được xem xét để tránh bị sai lệch khi kiểm định tính dừng các biến. Kết quả cho thấy bằng chứng về sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả từ cán cân tài khoản vãng lai đến cán cân ngân sách, tuy nhiên mối quan hệ theo chiều ngược lại thì không tồn tại. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến cả cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai. ếu việc tỷ giá tác động đến tài khoản vãng lai được lý giải bởi các cơ sở lý thuyết một cách thuyết phục, thì khó để giải thích cho sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân ngân sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại các quốc gia ASEAN luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)