Chi ngân sách hợp lý

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 63)

5. Kết cấu luận văn

3.2.5. Chi ngân sách hợp lý

Rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ đã ban hành, trên cơ sở đó lồng ghép, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền đối với các chính sách, chế độ chồng chéo, không hiệu quả; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước; tiếp tục rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế, vượt quá khả năng đảm bảo của ngân sách Nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm.

Tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án trọng điểm, quan trọng; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014; vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-2015; bố trí hoàn trả các khoản vốn ứng trước; hạn chế tối đa khởi công mới các dự án, chỉ bố trí vốn cho các dự án cấp bách khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Thực hiện trong phạm vi mức vốn được giao, không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đối với chi thường xuyên, sau khi đảm bảo tiền lương và các chế độ, chính sách an sinh xã hội đã được quyết định, bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc triệt để tiết kiệm; không bố trí kinh phí mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); bố trí dự toán chi cho các nhiệm vụ tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công; chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, đi công tác trong và ngoài nước...tối đa không quá 70% mức dự toán năm 2013; từ nay đến năm 2016 cơ bản không tăng biên chế.

Chấn chỉnh lại việc chi tiêu bằng cách hoàn thiện việc cân đối các khoản chi, thực hiện chi tiêu theo dự toán, không chi khi chưa dự toán và những phát sinh mới ngoài kế hoạch. Tiết kiệm chi tiêu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, việc đề ra một đạo luật về tiết kiệm và chống lãng phí là cần thiết. Ở Việt Nam mức tiết kiệm toàn xã hội còn rất thấp, đặc biệt là cấp Tỉnh. Do đó, cần bổ sung chính sách và áp dụng nhiều hình thức huy động mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư phát triển của nhân dân, của các doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để mở rộng quy mô đầu tư toàn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên theo thời gian và tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Một yếu tố quan trọng khác để làm tăng nguồn thu là chấn chỉnh quản lý tài chính, chống thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Trên thực tế, việc lãng phí xảy ra trong chi tiêu cho hội họp, liên hoan, tiếp khách, chi cho bộ máy hành chánh, mua sắm xe ô tô đời mới, chi xây dựng cơ bản trụ sở làm việc, hội trường, các công trình phi sản xuất và không phục vụ cho phúc lợi công cộng còn nhiều. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhà nước đã chi một khoản tiền lớn cho việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng trụ sở để thực hiện Đề án 30 về hiện đại hóa quản lý hành chính, một cửa và một cửa liên thông tại nhiều địa phương; tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư này chưa được các địa phương sử dụng triệt để, dẫn đến thất thoát và lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, trong những năm tới, cần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu này.

Tóm lại, bội chi ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn có thể là cần thiết song việc kéo dài tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Những tác động của bội chi ngân sách đến nền kinh tế là rất to lớn, nhưng để xác định được một mức bội chi chính xác không phải là một điều dễ dàng. Thực tế hiện nay cho thấy Việt Nam không thể tiếp tục kéo dài bội chi ngân sách Nhà nước ở mức cao như vừa qua. Trong những năm đầu của quá trình cải cách mở cửa thì việc huy động vốn của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, chính vì lẽ đó mà ta luôn lâm vào tình trạng thu không đủ chi. Ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt thường xuyên, điều này về lâu về dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nên kinh tế đất nước. Nếu như chúng ta có những biện pháp thu hút thêm nhiều nguồn vốn hơn nữa cả ở trong và ngoài nước, tiến hành việc xây dựng một cách có trọng điểm, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời quản lí nguồn ngân quỹ một cách chặt chẽ, khoa học; hình thành cơ cấu thu ngân sách phù hợp, trong đó cần bảo đảm sự cân đối giữa thuế đánh trên thu nhập , thuế đánh trên tiêu dùng và tài sản. Điều đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mở rộng khả năng thu, chi cho ngân sách, giảm thiểu một cách tối đa tình trạng bội chi ngân sách. Có như vậy thì mới đảm bảo giữ được bội chi ngân sách Nhà nước ở mức thích hợp, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

KẾT LUẬN

Tóm lại, đề tài “Bội chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay – Thực

trạng và giải pháp” đã hệ thống một cách khái quát những vấn đề liên quan đến

ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách Nhà nước, quy định pháp luật cơ bản điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, người viết cũng nghiên cứu về thực trạng và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước. Cụ thể: Ở Chương 1, người viết đã đưa ra những cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và bội chi ngân sách Nhà nước như khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách Nhà nước cũng như khái niệm, phân loại, nguyên nhân và những tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đến nền kinh tế nước ta hiện nay. Qua đó, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngân sách Nhà nước và có cái nhìn đúng đắn hơn về bội chi ngân sách Nhà nước, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp thật sự hiệu quả để giải quyết tình trạng này. Trong Chương 2, người viết đã nghiên cứu những quy định pháp luật điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước như quy định của pháp luật về cách thức xác định bội chi ngân sách Nhà nước, về các biện pháp điều chỉnh về bội chi ngân sách Nhà nước và nguyên tắc giải quyết bội chi ngân sách Nhà nước. Những quy định pháp luật này đã góp phần kích thích sản xuất phát triển, kiềm chế lạm phát…Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cũng có những hạn chế nhất định vì những biện pháp này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế, chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia và mỗi giải pháp bù đắp bội chi ngân sách đều có những ưu nhược điểm khác nhau nó có thể làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Vì vậy, ở Chương 3 người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước như Chính phủ đã thiết lập cơ chế pháp lý thích hợp, tận dụng các công cụ của mình để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước. Hệ thống pháp luật về tài chính đang được hoàn thiện dần, trong đó tập trung vào việc sửa đổi Luật ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai. Đồng thời, cần phải có kế hoạch thu, chi ngân sách hợp lý, thu theo luật định và chống tình trạng thất thu ngân sách, kiểm soát vay mượn một cách hiệu quả để hạn chế tình trạng nợ nần hướng tới an toàn nợ

công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Có như vậy thì mới đảm bảo giữ được bội chi ngân sách Nhà nước ở mức thích hợp, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sữa đổi, bổ sung năm 2013).

2. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002. 3. Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12, ngày 17/6/2009.

4. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014.

5. Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 03/11/2014 của Chính phủ về phiên hợp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2014.

6. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

7. Nghị định số 01/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

8. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

Sách, báo, tạp chí

1. Dương Thị Bình Minh, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Giáo dục năm 1997. 2. Dương Thị Bình Minh, Tài chính công, NXB Tài chính 2005

3. Dương Đăng Chinh - Phạm Văn Khoan, Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện tài chính, NXB Tài chính 2009.

4. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Lao động – Xã hội 2010.

5. Lê Thị Nguyệt Châu - Lê Huỳnh Phương Chinh, Giáo trình Luật tài chính I, năm 2009

6. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB thống kê Hà Nội năm 2002.

7. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Quản lý thuế ở Việt Nam – Hoàn thiện và đổi mới, Phát triển và hội nhập, Số 7 (17) - Tháng 11-12/2012.

8. Nguyễn Văn Công, Lạm phát và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

9. Phương Thị Hồng Hà, Giáo trình quản lý ngân sách Nhà nước, NXB Hà Nội 2006.  Trang thông tin điện tử

1. Báo Công Thương, Làm rõ hơn trách nhiệm công khai ngân sách, Ngọc Quỳnh,

http://baocongthuong.com.vn/doi-thoai/42420/lam-ro-hon-trach-nhiem-cong-khai-

ngan-sach.htm#.VG-Lp9KUdS0, [ngày truy cập 23/10/2014].

2. Báo Hải Quan, Tăng thu, tiết kiệm chi để giảm dần bội chi ngân sách, Minh Anh,

http://www.baohaiquan.vn/pages/tang-thu-tiet-kiem-chi-de-giam-dan-boi-chi-ngan-

sach.aspx, [ngày truy cập 22/10/2014

3. Báo mới.com, Việt Nam chuẩn bị phát hành trái phiếu Quốc tế?, Anh Tuấn – Bizlive, http://www.baomoi.com/Viet-Nam-chuan-bi-phat-hanh-trai-phieu-quoc-

te/126/14680706.epi, [ngày truy cập 24/10/2014].

4. Báo Lao Động số 194, Ngân sách nhà nước phải công khai, minh bạch, Thùy Linh,

http://laodong.com.vn/chinh-tri/ngan-sach-nha-nuoc-phai-cong-khai-minh-bach-

236131.bld, [ngày truy cập 28/10/2014].

5. Báo Sài gòn giải phóng, Nhìn nhận kết quả thu-chi ngân sách quý I,

http://dddn.com.vn/tai-chinh-ngan-hang/quan-ly-no-cong-o-viet-nam-bat-cap-tu-khai-

niem-20140722032511937.htm, [ngày truy cập 27/9/2014].

6. Diễn đàn doanh nghiệp, Quản lý nợ công ở Việt Nam bất cập từ khái niệm, Luật gia Vũ Xuân Tiền, http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140415/Nhin-nhan-ket-qua-

thu-chi-ngan-sach-quy-I.aspx, [ngày truy cập 21/10/2014].

7. Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, Tái cơ cấu đầu tư công chỉ giải quyết phần ngọn, Hướng Dương, http://vfpress.vn/threads/tai-co-cau-dau-tu-cong-moi-chi-giai-quyet-

phan-ngon.127611/, [ngày truy cập 23/10/2014].

8. Ebook, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-boi-chi-ngan-sach-ly-luan-thuc-tien-va-giai-

phap-39531/, [ngày truy cập 22/7/2014].

9. Hội nghị trực tuyến 6 tháng đầu năm 2014 ngành Tài chính: Bộ Tài chính điều hành NSNN chặt chẽ, tiết kiệm,

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_i d=134209105&p_details=1, [ngày truy cập 18/10/2014].

10. Khái niện về ngân sách Nhà nước và chính sách tài khóa,

http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-ngan-sach-nha-nuoc-va-chinh-sach-tai-

11. Thời báo Ngân hàng, Bội chi ngân sách 9 tháng ước khoảng 131.990 tỷ đồng,

http://stox.vn/tin-tuc/allindustry/226919/boi-chi-ngan-sach-9-thang-uoc-khoang-

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)