Chỉ sử dụng cho mục đích phát triển

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 48)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2.Chỉ sử dụng cho mục đích phát triển

Tại Khoản 1, Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có quy định: “Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách”.39

Như vậy, tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn chi thường xuyên, góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, nó tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từ đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo vấn đề xã hội của đất nước, giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Do đó, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách Nhà nước.

Số bội thu ngân sách Nhà nước hằng năm nếu có được dùng để tăng dần đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển gồm những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của Nhà nước, là khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ kinh tế và xã hội như chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi xây dựng các công trình công cộng, chi cho hoạt động thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải,…được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 31 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002. Chi đầu tư phát triển

39

từ ngân sách Nhà nước là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trước hết, chi đầu tư phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hóa dự trữ cần thiết của nền kinh tế, đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, mặc dù khả năng của ngân sách Nhà nước còn hạn chế, song Nhà nước luôn có sự ưu tiên ngân sách Nhà nước cho chi đầu tư phát triển, và đây là một khoản chi lớn, có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 48)