5. Kết cấu luận văn
3.1.1. Những thành tựu đạt được trong quản lý bội chi ngân sách Nhà nước
Trong những năm qua, thực tế cho thấy chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi ngân sách Nhà nước tương đương với mức Quốc hội cho phép (khoảng 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu dùng để chi đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí. Đây là những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối ngân sách Nhà nước cũng như kiểm soát vấn đề bội chi ngân sách Nhà nước. Để có được kết quả như trên, Chính phủ cũng đã có nhiều nổ lực trong việc duy trì và đảm bảo bội chi ngân sách Nhà nước ở mức chấp nhận được, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong xử lý bội chi ngân sách Nhà nước, các biện pháp bù đắp bội chi theo quy định của luật được vận dụng một cách hiệu quả, Nhà nước đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền trực tiếp để tài trợ bội chi ngân sách Nhà nước, thay vào đó là tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ và tận dụng nguồn vốn vay nước ngoài dưới hình thức ODA nhằm đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để cân đối ngân sách Nhà nước. Các khoản chi tiêu thường xuyên đã được điều chỉnh một cách hợp lý, tiết kiệm một cách tối đa nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả tốt nhất, để từ đó tạo tích lũy nội bộ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển, giải quyết một cách hài hòa giữa tích lũy và tiêu dùng. Ngân sách Nhà nước đã từng bước được cơ cấu lại theo hướng giảm thiểu tối đa tình trạng bao cấp tràn lan, Nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô chứ không can thiệp, trợ cấp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa, để cho họ tự chủ hơn trong công việc làm ăn, kinh doanh của mình, đồng thời có những chính sách ưu tiên phát triển một số lĩnh vực mà Nhà nước cần can thiệp như giáo dục đào tạo, y tế toàn dân, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.
Thời gian qua, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách bị ảnh hưởng lớn nhưng vẫn phải giảm thuế để hổ trợ doanh nghiệp trong khi nhu cầu chi tăng mạnh để thực hiện
các chính sách kích thích kinh tế, cải cách tiền lương, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực thực hiện đột phá chiến lược phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Do đó, nợ công tăng nhanh từ 51.7% GDP năm 2010 lên 60.3% GDP vào cuối năm 2014. Mặt khác, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi xuất thấp trong nợ công giảm dần nên chúng ta chuyển sang vay trong nước theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tỷ trọng vay trong nước tăng lên, chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn dẫn đến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó, chúng ta vẫn đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn. Các chỉ tiêu về nợ công nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Nợ công là nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách Nhà nước cho chi đầu tư (1.5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0.4%). Nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, nước, thủy lợi, y tế, giáo dục…đã hoàn thành, phát huy hiệu quả và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình mới, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, qua đó sẽ tăng thu ngân sách và bảo đảm được nguồn trả nợ.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới (gồm vay của Chính phủ, vay được Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương) bảo đảm trong giới hạn cho phép; sử dụng để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu theo quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả và đúng quy định. Khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vay dài hạn với lãi xuất thấp. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản vay về cho vay lại. Bố trí nguồn từ ngân sách Nhà nước trong giới hạn theo quy định và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ đúng hạn. Rà soát, hoàn thiện thể chế, sữa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công và Chương trình quản lý nợ công trung hạn.
Kiểm soát giảm dần các chỉ tiêu nợ công trong giai đoạn 2016 – 2020 và bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.40
Những nguyên tắc cơ bản về cân đối ngân sách Nhà nước kể cả ngân sách địa phương và những quan điểm cụ thể về quản lý bội chi ngân sách Nhà nước được cụ thể hóa trong Luật ngân sách đã góp phần quan trọng trong điều hành thực tế, góp phần cơ cấu lại ngân sách Nhà nước từ đó việc quản lý bội chi ngân sách Nhà nước hiệu quả hơn góp phần tích cực đẩy lùi lạm phát.
Đánh giá về công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm, quản lý chi ngân sách Nhà nước được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Nhờ tích cực, chủ động trong điều hành, chi ngân sách Nhà nước năm 2014 đã bảo đảm vừa phù hợp với khả năng thu ngân sách Nhà nước trong điều kiện khó khăn, vừa đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động của bộ máy Nhà nước và xử lý kịp thời các nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội. Các khoản chi ngân sách Nhà nước được quản lý chặt chẽ trong phạm vi dự toán đã được phê duyệt, theo đúng chế độ quy định, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung vốn cho trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và thực hiện các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2014 để bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Trên cơ sở các kết quả đạt được về thu, chi ngân sách Nhà nước, công tác điều hành ngân sách Nhà nước được triển khai thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm chặt chẽ, tiết kiệm. Bộ Tài chính đã sớm hoàn thành việc thông báo nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2014 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định. Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan Trung ương đã cơ bản hoàn thành việc phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 đến các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách; các địa phương cũng đã hoàn thành việc quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014.41
40
Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 03/11/2014 của Chính phủ về phiên hợp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2014.
41
Hội nghị trực tuyến 6 tháng đầu năm 2014 ngành Tài chính: Bộ Tài chính điều hành NSNN chặt chẽ, tiết kiệm,
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_id=134209105&p_details =1 [ngày truy cập 18/10/2014].
Theo Bộ Tài chính, lũy kế 9 tháng năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 636.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, bằng 81,3% dự toán cả năm. Trong đó, thu nội địa đạt 427.890 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước 125.100 tỷ đồng; thu từ dầu thô ước đạt 83.010 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước đạt 768.000 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2013, bằng 76,3% dự toán cả năm; bội chi ngân sách ước khoảng 131.900 tỷ đồng, bằng 58% mức bội chi cả năm đã được Quốc hội phê duyệt. Như vậy, bội chi ngân sách sau 9 tháng ước khoảng 131.990 tỷ đồng, bằng 58,9% mức bội chi cả năm đã được Quốc hội phê duyệt là 224.000 tỷ đồng.42
Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Bộ Tài chính vẫn dồn mục tiêu ưu tiên vào công tác điều hành ngân sách theo hướng linh hoạt, chặt chẽ và hiệu quả nhằm đạt mục tiêu thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội giao, đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội... đồng thời góp phần làm giảm bội chi ngân sách theo lộ trình đã định. Bộ Tài chính cho biết, ngoài các nhu cầu chi thường xuyên nêu trên, còn cần thiết cho chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình không có khả năng thu hồi vốn phải cân đối chủ yếu từ nguồn bội chi ngân sách Nhà nước (đi vay) và huy động trái phiếu Chính phủ, nên nhu cầu tăng chi ngân sách cao là tất yếu.
Bội chi ngân sách quý I giảm so với cùng kỳ năm trước (37,09 nghìn tỷ đồng so với 51,96 nghìn tỷ đồng, giảm 28,6% hay giảm 14,87 nghìn tỷ đồng); bằng 16,5% dự toán cả năm, thấp hơn so với dự toán của tổng thu và của tổng chi. Đáng chú ý, bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP quý I năm nay đạt 4,9%, thấp hơn tỷ lệ theo mục tiêu đề ra cho cả năm (5,3%).
42
Nguồn tin: Thời báo Ngân hàng, Bội chi ngân sách 9 tháng ước khoảng 131.990 tỷ đồng,
http://stox.vn/tin-tuc/allindustry/226919/boi-chi-ngan-sach-9-thang-uoc-khoang-131.990-ty-dong.html, [ngày truy cập: 20/10/2014].
Hình 3.1 Thu, chi và bội chi ngân sách quý I/2014 (nghìn tỷ đồng)43
Nguồn: Bộ Tài chính
Thời gian qua, bội chi ngân sách Nhà nước cơ bản được duy trì ở mức trên dưới 5% GDP. Bình quân giai đoạn 2001-2005 là 4,9% GDP. Giai đoạn 2006-2010, trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, để tăng nguồn lực thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đã phải bội chi ngân sách ở mức cao hơn, bình quân giai đoạn này là 5,1% GDP.
Giai đoạn 5 năm 2011-2015, mục tiêu bội chi ngân sách theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội là giảm dần để đến năm 2015 xuống dưới 4,5% GDP. Thực tế, mức bội chi ngân sách năm 2011 là 4,0% GDP, năm 2012 là 4,3% GDP. Dự toán năm 2013 là 4,8% GDP. Tuy nhiên, do điều kiện thu ngân sách khó khăn, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh mức bội chi lên 5,3% GDP. Khả năng thực tế thực hiện sẽ thấp hơn. Năm 2014 Quốc hội quyết định mức bội chi ngân sách bằng 5,3% GDP. Trong tổ chức thực hiện, sẽ phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, từ đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.44
43
Nhìn nhận kết quả thu-chi ngân sách quý I, Báo Sài gòn giải phóng,
http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140415/Nhin-nhan-ket-qua-thu-chi-ngan-sach-quy-I.aspx, [ngày truy cập: 21/10/2014].
44
Minh Anh, Tăng thu, tiết kiệm chi để giảm dần bội chi ngân sách, Báo Hải Quan,
http://www.baohaiquan.vn/pages/tang-thu-tiet-kiem-chi-de-giam-dan-boi-chi-ngan-sach.aspx, [ngày truy cập: 22/10/2014].