5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Tăng thu giảm chi ngân sách Nhà nước
+ Tăng thu: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp thăm hụt ngân sách Nhà nước và giảm bội chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách Nhà nước, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, đây là biện pháp gây nhiều hậu quả tài chính cho người dân nhất, vì gần 50% ngân sách Nhà nước bắt nguồn từ việc thu thuế, thuế không thể thu quá cao
để làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thuế cũng không thể thu quá thấp bởi nó sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, hạn chế cạnh tranh để phát triển sản xuất. Tăng thu nghĩa là thay đổi chính sách thuế khóa, ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế và đời sống nhân dân. Chúng ta biết thuế có nhiều loại: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biêt…Nếu các sắc thuế đều thay đổi thì túi tiền của người dân sẽ ngày càng eo hẹp hơn. Điều này sẽ dẫn đến kéo dài tình trạng ảm đạm trong nền kinh tế hiện nay.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới tại 85 nước trên thế giới, có đến 60 quốc gia có khoản thu từ thuế chiếm 80% thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt tại Mỹ tỉ lệ này là 95%. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, thu ngân sách Nhà nước từ thuế ngày càng gia tăng. Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước ban hành các luật thuế để phân phối lại các nguồn tài chính của xã hội và huy động một phần thu nhập từ các chủ thể trong xã hội tập trung vào ngân sách Nhà nước.26
Để hóa giải bài toán thu thuế này, việc cần làm là kiểm soát chặt chẽ tình trạng nợ đọng thuế, tăng cường truy thu, thu đúng, thu đủ, minh bạch hóa số thu thực tế, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục hành chính, hải quan đơn giản, tiết kiệm cho người nộp thuế, mở rộng cơ chế tự khai tự nộp, tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho mọi doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Cơ quan thuế phải là người đi tuyên phong trong việc cải cách hoạt động thuế, kiên quyết bài trừ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các doanh nghiệp trốn thuế, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để năng cao hiểu biết và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.
Chính phủ cũng cần cải thiện nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu và dầu mỏ, việc tăng thuế thu nhập cá nhân cần được thực hiện cẩn trọng, tránh đốt cháy giai đoạn gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đặc biệt nên điều chỉnh việc tăng thuế xuất khẩu bằng mức trần tối đa theo cam kết trong WTO vào năm 2008 đối với hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, tiêu dùng, hàng hóa không thiết yếu.
26
+ Giảm chi: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Ở đây, triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, cần rà soát kỹ nguồn vốn Nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách Nhà nước do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện, không bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách Nhà nước đầu tư, hoạt động chi thường xuyên cũng cần phải cân đối lại, giảm bớt chi phí cho các hoạt động không cần thiết, mua sắm công ở mức vừa phải.
Ngày 02 tháng 01 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số: 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 yêu cầu Bộ Tài chính tập trung triển khai đồng bộ, hiểu quả các giải pháp về điều hành ngân sách Nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Tăng cường kỹ luật, kỹ cương tài chính. Không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu và tăng chi ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến cân đối ngân sách Nhà nước và an ninh tài chính quốc gia. Điều hành bội chi ngân sách Nhà nước theo kế hoạch. Trường hợp tăng thu so với dự toán được giao, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án sử dụng một phần để giảm bội chi ngân sách Nhà nước. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước, bảo đảm đúng dự toán được duyệt. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, sự nghiệp công, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác. Không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật), hạn chế tối đa chi chuyển nguồn. Từng bước xử lý dứt điểm các khoản mà ngân sách còn nợ. Nghiên cứu, có giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Kiểm tra, giám sát và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm của các Bộ, cơ quan, địa phương trong phân bổ, bố trí và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ. Rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục chưa cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án; căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án và xem xét, quyết định dừng những dự án chưa thật cấp bách, kém hiệu quả, tập trung vốn cho các dự án cấp bách, hiệu quả cao hơn.27