5. Kết cấu luận văn
2.3.1. Không sử dụng cho tiêu dùng
Đây được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong việc giải quyết bội chi ngân sách nhằm hạn chế các khoản chi từ hoạt động quản lý Nhà nước nói chung. Chi tiêu dùng là khoản chi căn cứ vào mục đích và nội dung, là những khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai. Chi tiêu dùng thuộc nhóm các khoản chi thường xuyên bao gồm: chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; quốc phòng, an ninh và trật tự toàn xã hội; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam…38, các khoản chi này mang tính thường xuyên, ổn định và đã được quy định trong bản dự toán ngân sách Nhà nước đầu năm. Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo khả năng giải quyết tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
Bởi vì hàng năm ngân sách Nhà nước chi một số lượng khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, theo báo cáo vĩ mô tháng 9/2013 của Ủy ban
37
Khoản 2, Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.
38
Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) thì Việt Nam chi thường xuyên gấp 4 lần chi đầu tư phát triển. Bằng các khoản chi thường xuyên Nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa rằng đầu tư cao sẽ có tính bền vững vì còn tùy thuộc vào mức độ tác động lan truyền của khoản chi này đến sự phát triển của khu vực tư. Trong chi tiêu công giữa chi đầu tư và chi thường xuyên có mối quan hệ mật thiết. Do đó, chú trọng chi đầu tư phát triển cần có sự phối hợp cân đối với chi thường xuyên, linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành, tránh tình trạng có ngành chi đầu tư phát triển quá cao so với những khoản chi thường xuyên cần thiết hoặc ngược lại.