5. Kết cấu luận văn
2.1.2. Bội chi ngân sách địa phương không được tính vào bội chi ngân sách Nhà
thuế trở thành nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước vì nguồn thu từ thuế phản ánh được tình hình phát triển của quốc gia và thu nhập của người dân. Thu từ các loại thuế gián thu có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; từ thuế đánh vào thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành; từ các khoản thuế và thu từ dầu khí; từ tiền thu hồi vốn, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước và từ tiền viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam.
Ngoài các khoản thu từ thuế còn có các khoản thu từ phí, lệ phí. Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó. Còn lệ phí là những khoản thu gắn liền với việc cung cấp dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho các cá nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho công việc quản lý hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu Trung ương và địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm
gồm các loại thuế gián thu không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phí xăng dầu.
2.1.2. Bội chi ngân sách địa phương không được tính vào bội chi ngân sách Nhà nước Nhà nước
Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.25 Trường hợp đặc biệt ngân sách cấp tỉnh có nhu cầu chi đầu tư công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, và vượt quá khả năng cân đối của ngân
25
sách cấp tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi hết hạn. Thu, chi ngân sách Nhà nước phải được thực hiện theo kế hoạch dự toán được duyệt. Điều khoản này chính là cơ sở pháp lý để các địa phương vận dụng nhằm tài trợ cho các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà thực chất chính là tài trợ cho thâm hụt ngân sách địa phương. Việc quy định như trên nhằm mục đích kiểm soát các khoản nợ của ngân sách cấp địa phương, tránh hậu quả nặng nề trong hoạt động ngân sách của địa phương, ảnh hưởng đến chính sách phát triển chung của đất nước. Khoản vay nợ này được tính vào thu trong cân đối ngân sách địa phương nhưng nếu ngân sách địa phương có bội chi thì khoản bội chi này lại không được tính vào bội chi ngân sách Nhà nước. Bởi những lý do sau:
Một là, xuất phát từ nguyên tắc ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý. Tại Khoản 3 Điều 8 luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 quy định:“Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”.
Hai là, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chủ yếu do ngân sách Trung ương đảm nhận mà theo nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước thì số bội chi ngân sách Nhà nước bao giờ nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển có nghĩa là ngân sách chỉ được bội chi khi nhu cầu chi đầu tư phát triển của Nhà nước quá lớn. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước được thực hiện từ việc vay trong nước và vay của nước ngoài. Bởi vậy để quản lý tốt việc vay vốn cho đầu tư, tránh tình trạng địa phương thực hiện vay vốn đầu tư tuỳ tiện dẫn đến việc không kiểm soát được khoản nợ vay của Nhà nước.
Ba là, ngân sách Trung ương phải đảm nhận chủ yếu nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển cân đối hài hoà giữa các vùng miền, xoá dần sự cách biệt về kinh tế xã hội do điều kiện khách quan mang lại giữa các địa phương trong phạm vi quốc gia.