Minh bạch và chặt chẽ các số liệu về ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 60)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Minh bạch và chặt chẽ các số liệu về ngân sách Nhà nước

Sai phạm trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước có thể bắt nguồn và được che đậy bởi tình trạng thiếu công khai và minh bạch. Tuy nhiên, bản thân minh bạch hóa không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là công cụ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách Nhà nước. Công khai minh bạch về tài chính càng rộng rãi, càng đầy đủ, cho phép nhiều đối tượng tiếp cận thì càng có tác dụng tốt cho sự bền vững nền tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tính minh bạch tài chính và trách nhiệm giải trình yêu cầu tất cả các khâu dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, kết quả kiểm toán ngân sách công khai đầy đủ. Với vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoàn toàn độc lập, Kiểm toán Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng, nó là công cụ để kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành pháp luật và chính sách tài chính trong quá trình quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Cơ quan kiểm toán đưa ra những đánh giá, nhận xét để giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng mục đích nhằm tiết kiệm nguồn lực tài chính,

49

TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Quản lý thuế ở Việt Nam – Hoàn thiện và đổi mới, Phát triển và hội nhập, Số 7 (17) - Tháng 11-12/2012.

nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, tạo điều kiện để chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình trước cơ quan dân cử. Để hổ trợ và tăng cường minh bạch tài chính cần hoàn thiện các mẫu biểu và cơ chế thực hiện hệ thống báo cáo theo các tiêu chí thống nhất. Đồng thời, hình thức công khai ngân sách Nhà nước cần đơn giản, dể hiểu. Các tài liệu ngân sách được công bố cần có thuyết minh, giải trình cụ thể về hiệu quả quản lý thu cũng như kết quả kì vọng có được từ việc sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tuy đã công khai nhưng lại thiếu sự minh bạch, ông Đỗ Việt Đức - Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách Nhà nước nhận định: "Thực hiện công khai ngân sách Nhà nước, nhưng chưa quy định công tác đánh giá, giải trình số liệu công khai, dẫn đến việc công khai còn thiếu minh bạch và chưa được các tổ chức và nhân dân giám sát chặt chẽ". Đây là một trong những tồn tại cần phải được giải quyết và có thể giải quyết triệt để. Theo đại diện WB (Ngân hàng thế giới), việc công khai ngân sách Nhà nước là cần thiết. Bộ Tài chính là một trong các đơn vị thực hiện tốt nhất với nhiều thông tin công bố nhất với công chúng, nhưng theo WB thì chỉ có khoảng 10% số công chúng hiểu được thông điệp và những thông tin đã được công khai. Điều này dẫn đến tình trạng mâu thuẫn là những số liệu được công bố không giúp người dân hiểu và có khả năng giám sát. Đồng nghĩa với việc ngân sách Nhà nước được công khai nhưng vẫn bị thiếu sự minh bạch.

Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 quy định: Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hổ trợ phải công bố công khai. Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán ngân sách phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai ngân sách50, nhưng lại chưa có quy định hằng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách khi quyết toán ngân sách phải kèm theo thuyết minh kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cấp mình. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này và nâng cao năng lực giám sát của người dân với ngân sách Nhà nước thì báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết

50

minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.51

3.2.4.. Kiểm soát vay mượn

Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, vì Chính phủ đứng ra vay nợ nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp…Trong mọi trường hợp, ngân sách Nhà nước điều phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ nên cần nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần tuân thủ hai nguyên tắc là không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, vấn đề vay nợ ở địa phương cũng phải được kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn, không để tình trạng địa phương còn kết dư ngân sách mà vẫn tiếp tục đi vay nợ. Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách Nhà nước. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của ngân sách Nhà nước, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngân sách Nhà nước. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc.

51

Thùy Linh, Ngân sách nhà nước phải công khai, minh bạch, Báo Lao Động số 194,

http://laodong.com.vn/chinh-tri/ngan-sach-nha-nuoc-phai-cong-khai-minh-bach-236131.bld, [ngày truy cập: 28/10/2014].

Một phần của tài liệu bội chi ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 60)