Thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Bạch Đằng, thành

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 56)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.Thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Bạch Đằng, thành

phố Hạ Long

3.2.1. Thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn phường Bạch Đằng

3.2.1.1. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

Trƣớc khi có Luật Đất đai năm 1993 công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phƣờng còn lỏng lẻo, cán bộ địa chính phƣờng còn yếu, thiếu, chƣa qua đào tạo, công tác về đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, theo dõi biến động đất đai còn nhiều lúng túng và chƣa có hệ thống và đặc biệt là chƣa chặt chẽ. Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và thiếu thực tế. Trong khi đó tình trạng tự ý khai phá, lấn chiếm sử dụng đất công để xây dựng nhà, làm vƣờn và sử dụng vào các mục đích khác diễn ra rất phổ biến.

Từ năm 2001 - 2010 công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, trên địa bàn phƣờng đó tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai nhƣ sau:

Thông báo số 99/TB- UB ngày 13/8/2001 kết luận của ban thƣờng vụ tỉnh uỷ về quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nông - lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010. về quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nông - lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.

Quyết định số 1276/QĐ-UB ngày 23/4/2002 của UBND tỉnh “V/v uỷ quyền

cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sở hữu đất ở‟‟.

Quyết định số 4763/QĐ-UB ngày 17/12/2001 của UBND tỉnh “ V/v ghi nợ

khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cơ nhỡ‟‟.

Quyết định số 1615/QĐ-UB ngày 15/5/2002 về trình tự, thủ tục xác lập hồ sơ giao đất, thửa đất, chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quyết định số 621/2003/QĐ-UB ngày 04/ 3/2003 của UBND tỉnh “V/v uỷ quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện, giao đất ở, chuyển mục đích khỏc sang đất ở cho hộ gia đình, cơ nhỡ‟‟.

Chỉ thị số 14/2002/CT-UB ngày 27/5/2002 của UBND tỉnh “V/v đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất‟‟.

Chỉ thị số 17/CT-UB ngày 20/ 5/2002 của ban thƣờng vụ tỉnh uỷ về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu lại tố cáo.

Quyết định số 3274/QĐ-UB ngày 08/ 9/2003 của UBND tỉnh “V/v quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của Sở Tài nguyờn và mụi trƣờng‟‟.

Chỉ thị số 32/2003/CT-UB ngày 16/12/2003 của UBND tỉnh Quảng ninh về việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xó đến năm 2010.

Kế hoạch số 2723/KH-UB ngày 09/11/2004 về việc kiểm kê đất đai năm 2005 theo chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Quyết định số 4228/QĐ-UB ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh V/v quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Chỉ thị số 47/CT-TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cƣờng công tác lãnh đạo, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005.

Quyết định số 415/QĐ-UB ngày 29/5/2007 của UBND thành phố V/v quy định quyền sở hữu công trình thuộc thẩm quyền UBND thành phố.

Từ khi có Luật Đất đai 1993 đến nay: Công tác quản lý, sử dụng đất đai dần đi vào nề nếp, ổn định và chặt chẽ hơn. Công tác địa chính xây dựng cấp phƣờng đã có nhiều chuyển biến tích cực, cấp phƣờng có cán bộ địa chính chuyên trách đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.

Quyết định số 414/QĐ-UB ngày 29/5/2007 của UBND thành phố V/v cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất ở thuộc thẩm quyền UBND thành phố.

Kế hoạch số 3901/KH-UBND ngày 09/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 10 năm (2011-2020) của 3 cấp tỉnh, huyện, xó trờn địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Quyết định số 2108/2010/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND thành phố Hạ Long “V/v phê duyệt giá chỉ định thầu và chỉ định thầu đơn vị thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) của 20 phƣờng thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” [2].

3.2.1.2. Việc xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CP - HĐBT ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trƣởng (nay là thủ tƣớng chính phủ), phƣờng Bạch Đằng tiến hành xác định ranh giới, địa giới toàn phƣờng. Đã có đầy đủ bộ hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính ngoài thực địa. Trong những năm qua thực hiện dự án lấn biển về phía Nam của phƣờng, phần đất mặt nƣớc biển đã đựơc san lấp để xây dựng các khu vui chơi, cơ quan doanh nghiệp, các khu biệt thự, khu chung cƣ cao cấp, đƣờng bao chạy ven biển. Do đó, đến năm 2010 thì diện tích đất tự nhiên của phƣờng là 119,18 ha.

Địa giới hành chính của phƣờng đƣợc khoanh định trên bản đồ và đƣợc cắm mốc cố định, rõ ràng ngoài thực địa, lập hồ sơ về ranh giới hành chính do UBND phƣờng quản lý theo chỉ thị 364/CP - HĐBT ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trƣởng (nay là thủ tƣớng chính phủ).

3.2.1.3. Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc bản đồ, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Từ năm 1997 - 2000 theo sự chỉ đạo và đầu tƣ của Tỉnh, Thành phố phƣờng Bạch Đằng đã đo đạc và thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 gồm 24 tờ bản đồ có độ chính xác cao đúng hiện trạng phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai trên địa bàn phƣờng.

Hiện nay diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng trong địa bàn phƣờng là rất lớn vì vậy diện tích đất điều tra phân hạng của phƣờng là không lớn. Theo kết quả điều tra thì diện tích đất phù sa không đƣợc bồi, chua, cơ giới nhẹ, glây nông là 3,68 ha chiếm 2,18% diện tích đất tự nhiên. Đất vàng đỏ, đá nông là 2,82 ha chiếm 1,67% diện tích đất tự nhiên. Còn lại 112,68 chiếm 94,45% diện tích đất tự nhiên là không điều tra.

Năm 2010 thực hiện công tác kiểm kê đất đai, kế thừa các loại tài liệu bản đồ sẵn có cùng với việc áp dụng những công nghệ mới đã xây dựng lên đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung về dáng đất, hệ thống giao thông, địa giới hành chính các điểm địa vật quan trọng có tính định hƣớng và các công trình văn hoá, kinh tế ghi chú các địa danh, khoanh đất theo đúng mục đích sử dụng, ranh giới đất theo khu vực chức năng. Bản đồ hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trạng sử dụng đất phƣờng đƣợc thành lập và sử dụng đúng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN 2000. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng 1/2000 là phù hợp với diện tích đất tự nhiên của phƣờng.

3.2.1.4. Thực hiện quản lý việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện kế hoạch số 41/KH - UBND ngày 22/4/2010 của UBND Thành phố „V/v triển khai thực hiện hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ lần đầu cho các loại đất trên địa bàn thành phố Hạ Long trong năm 2010‟‟.

UBND Phƣờng phối hợp với VPĐKQSDĐ, triển khai tới tổ dân khu phố hƣớng dẫn các hộ dân kê khai tại phƣờng và hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ 94/94 giấy đạt 100% kế hoạch [26].

3.2.1.5. Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác điều tra lập quy hoạch kế hoạch tổng thể của phƣờng Bạch Đằng chƣa đƣợc tiến hành do kinh phí hạn hẹp và chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác này, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của công việc. Vì vậy hàng năm UBND Phƣờng lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND Thành phố phê duyệt còn chƣa sát với thực tế và bài bản về hệ thống. Do đó cần phải đổi mới việc xây dựng kế hoạch trên cơ sở quy hoạch chi tiết để kế hoạch có tính khả thi cao và bền vững. Từ việc xây dựng quy hoạch chi tiết các khu đô thị, các dự án tới từng khu vực cụ thể tới từng thửa đất sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng các điểm quy hoạch chặt chẽ hơn, đúng mục đích theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, từ đó năng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo đƣợc các yếu tố về môi trƣờng và mỹ quan đô thị.

3.2.1.6. Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hội đồng xét duyệt đăng ký đất đai của phƣờng đã đi vào hoạt động thƣờng xuyên nhƣ: Xét duyệt cho những trƣờng hợp có đơn đăng ký cấp quyền sử dụng đất, xét đổi đơn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, chứng thực hợp đồng chuyển nhƣợng, tăng cƣờng công tác quản lý đô thị kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Đến ngày 31/12/2010 đã cấp đƣợc 1.249 giấy CNQSDĐ có tổng diện tích là 9,54 ha.

Phƣờng đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền, mục đích sử dụng của nhân dân trên địa bàn.

3.2.1.7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai.

Trong thời gian qua diện tích đất trên địa bàn phƣờng có sự biến động thƣờng xuyên vì thế việc thống kê hàng năm có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của địa phƣơng. Do đó công tác thống kê biến động đất đai rất đƣợc chú trọng.

Năm 2010 công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phƣờng đã sát với thực tế, hệ thống biểu thống kê đúng quy cách và đầy đủ với chất lƣợng đảm bảo đã giúp cho UBND phƣờng quản lý sát sao hơn diện tích mà phƣờng đang quản lý. Từ đó việc kiểm kê đất đai theo định kỳ đƣợc nhanh chóng, thuận tiện và chính xác giúp cho UBND phƣờng đề ra đƣợc những định hƣớng sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

3.2.1.8. Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai.

UBND Phƣờng chỉ đạo các ban ngành thực hiện tốt các khoản thu về đất đai, thực hiện nghiêm chỉnh thu đủ, đúng đối tƣợng, đúng mục đích, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Kết quả đạt đƣợc thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trƣớc bạ, thuế nhà đất đều vƣợt chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao. Phƣờng đã thu đƣợc hầu hết từ các khoản thu về đất nộp vào ngân sách nhà nƣớc giúp cho UBND phƣờng có thêm ngân sách sử dụng vào các công việc phục vụ cho quản lý đất đai đƣợc tốt hơn nhƣ GPMB, thống kê hàng năm, giải quyết các vụ việc có liên quan đến đất đai.

32.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Do đất đai có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đòi hỏi ngƣời sử dụng đất cũng nhƣ ngƣời đƣợc giao quản lý phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Vì thế trong những năm qua ngoài việc quản lý giám sát việc sử dụng đất chính quyền phƣờng còn tuyên truyền, những chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc về đất đai tới nhân dân để nhân dân hiểu và thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình.

3.2.1.10. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm về đất đai.

Những năm gần đây cùng với xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến đất đai là một trong những vấn đề nổi cộm. Đây không chỉ là vấn đề diễn ra trên địa bàn phƣờng mà là vấn đề chung của cả nƣớc. Nhận thức đây là vấn đề cấp thiết chính quyền phƣờng đã kết hợp với các ban ngành liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với các hộ sử dụng đất, tổ chức, cá nhân sử dụng đất do đó những năm gần đây việc vi phạm về đất đai giảm dần. UBND phƣờng kết hợp với Đội thanh tra xây dựng và Quản lý đô thị Thành phố tăng cƣờng kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực đất đai và xây dựng. Lập biên bản xử lý 33 trƣờng hợp có hành vi lấn chiếm sử dụng đất, chuyển nhƣợng đất trái phép, sai phép.

Qua thanh tra đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác giao đất, sự buông lỏng trong khâu quản lý và giao đất thực địa. Từ kết quả thanh tra đã giúp UBND chấn chỉnh công tác quản lý quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.

3.2.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong việc giải quyết và sử dụng đất đai

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong việc quản lý đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong những năm gần đây với phƣơng châm hoà giải ngay từ tổ dân phố, khu phố với sự hƣớng dẫn của các cán bộ chuyên môn khu phố. Vận động, giải thích, hƣớng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật, đồng thời với chủ trƣơng giải quyết đơn thƣ đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thƣ tồn đọng kéo dài. Đến nay, UBND phƣờng đã giải quyết dứt điểm các vụ đơn thƣ theo đúng quy định.

3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trong hệ thống quản lý nhà nƣớc về đất đai cấp xã (phường) là cấp cuối

cùng giúp cơ quan nhà nƣớc quản lý chặt chẽ đối tƣợng về thửa đất. Luật đất đai năm 2003 đã quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của UBND phƣờng, đặc biệt trong công tác phát hiện và sử lý những vi phạm về đất đai. Đến nay, việc thi hành luật công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở cấp phƣờng đã có tiến bộ nhất định. Tuy nhiên để đáp ứng đƣợc yêu cầu mới của công tác quản lý đất đai trong giai

đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ địa chính phƣờng ổn định, đƣợc đào tạo cơ bản, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ cần đƣợc quan tâm[2].

3.2.1.13. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

Thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc cùng xu hƣớng phát triển chung của xã hội, những năm gần đây đời sống kinh tế - xã hội có những chuyển biến rõ nét cả về chất và lƣợng chính vì thế đất đai càng có một vị thế quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội vì vậy việc quản lý quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản diễn ra tất yếu trong xu thế phát triển chung của xã hội. Đây là lĩnh vực phức tạp, đặc biệt là thị trƣờng quyền sử dụng đất, gây ra hầu hết các nguyên nhân khiếu kiện; đồng thời cũng là vấn đề mà các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài phàn nàn nhiều nhất trong thời gian qua, làm hạn chế khả năng huy động nguồn lực cho phát triển. Do đó UBND phƣờng đã chỉ đạo các ban ngành chuyên môn tìm hiểu nắm bắt kiến thức chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về đất đai nhằm quản lý theo đúng pháp luật [26].

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn phường Bạch Đằng

Nhìn chung quỹ đất của phƣờng Bạch Đằng rất hạn chế trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 56)