Tổng quan về GPMB tại Quảng Ninh trong các năm qua

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.Tổng quan về GPMB tại Quảng Ninh trong các năm qua

1.4.1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Quyết định số 1122/2005/QĐ-UBND ngày 20/4/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc;

- Quyết định số 4466/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 4548/2007/QĐ-UBND ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hỗ trợ tiền chênh lệch giá đất tái định cƣ Dự án đƣờng ô tô ven biển núi Bài Thơ phía biển;

- Công văn số 08/UBND-QLĐĐ ngày 02/01/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp để GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Quyết định số 1476/2008/QĐ-UBND ngày 25/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt bổ sung chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ để giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Quyết định số 2014/2008/QĐ-UBND ngày 25/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc bổ sung chính sách để giải quyết vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Công văn số 4073/UBND-QLĐĐ2 ngày 20/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc áp dụng đơn giá và chính sách GPMB trên địa bàn thành phố Hạ Long. - Quyết định số 4166/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc;

- Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/2/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 1748/2010/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/2/2010 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 2878/2010/QĐ-UBND ngày 23/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đối với một số loại đất năm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh;

Ngoài ra, còn ban hành nhiều văn bản khác có liên quan đến chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

1.4.2. Kết quả thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Việc thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cho các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà cấp có thẩm quyền và Chính phủ đã phê duyệt. Quá trình thực hiện thu hồi đất, giao đất cho các dự án đều đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn thi hành và đảm bảo thời gian quy định. Trƣớc khi thu hồi đất, các cấp huyện, xã đều thực hiện thông báo cho ngƣời dân bị thu hồi đất về lý do, kế hoạch thu hồi, phƣơng án tổng thể về bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định. Việc xây dựng, thẩm định, xét duyệt và thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đều đảm bảo công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

1.4.3. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Về cơ bản việc ban hành và thực hiện các chính sách về bồi thƣờng thiệt

hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất đƣợc cơ

chế đền bù cho tất cả các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách cũng nhƣ nguồn vốn khác. Chính vì vậy các mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời bị thu hồi đất và

chủ dự án đã đƣợc giải quyết thỏa đáng. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ sở hữu đất và thống nhất quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của ngƣời bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho các chủ dự án có quỹ đất đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh.

- Việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho nhân dân hầu hết đƣợc trả bằng tiền, trong số tiền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ đó có ngƣời dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, song cũng có nhiều ngƣời do nhu cầu cuộc sống còn khó khăn, nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ không đủ tiền để tạo dựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống thấp.

Trong thời từ năm 2004 đến năm 2010, trên địa bàn thành phố Hạ Long đã triển khai thực hiện GPMB cho 93 dự án đầu tƣ với tổng diện tích đất thu hồi là 246,88 ha. Việc thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của thành phố cơ bản thực hiện tốt công tác bồi thƣờng GPMB, để các dự án đầu tƣ đƣợc triển khai thuận lợi, đúng tiến độ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bƣớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố.

Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án mặc dù triển khai đã lâu nhƣng đến nay vẫn chƣa GPMB đƣợc để bàn giao thi công dự án do một bộ phận ngƣời dân không đồng tình với phƣơng án bồi thƣờng nên đã xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, đông ngƣời, vƣợt cấp mặc dù đã đƣợc chính quyền các cấp, các tổ chức đảng, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở nhiều lần giải quyết, vận động nhƣng những hộ này vẫn đòi đƣợc bồi thƣờng ở mức cao hơn, giá cao hơn, yêu cầu đƣợc tái định cƣ ...

Nguyên nhân chủ yếu là do phƣơng án bồi thƣờng GPMB thực hiện theo quy định của Nghị định 197 nhƣng chƣa đƣợc phê duyệt thì Nghị định 17/2006/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các Thông tƣ hƣớng dẫn đƣợc ban hành và lại sửa đổi, bổ sung ...

Do đó, phải điều chỉnh lại phƣơng án bồi thƣờng GPMB chủ yếu về đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng và việc áp mức bồi thƣờng. Một số đối tƣợng lợi dụng việc này để kích động ngƣời dân đi khiếu kiện với lý do: các cơ quan Nhà nƣớc cố tình làm sai chính sách, bớt xén tiền bồi thƣờng của dân, khi dân khiếu kiện thì phải sửa lại phƣơng án nhiều lần.

Trên địa bàn thành phố tồn tại 2 loại giá bồi thƣờng: bồi thƣờng theo đơn giá của tỉnh và bồi thƣờng theo giá tự thoả thuận giữa Nhà đầu tƣ và ngƣời dân cũng đã làm tăng bức xúc trong nhân dân;

Thành phố Hạ Long là vùng đất với diện tích đồi núi chiếm 70% diện tích đất liền, nên công tác tái định cƣ còn gặp nhiều khó khăn do quỹ đất hạn hẹp, vấn đề giải quyết lao động việc làm và đời sống của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là chính sách hỗ trợ đối với hộ bị thu hồi đất

thuộc diện hộ nghèo.([33]-Báo cáo số 970/TNMT ngày 28/12/2011)

Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu:

- Bồi thƣờng GPMB khi thu hồi đất hoặc trƣng thu đất là vấn đề không thể tránh khỏi trong mọi giai đoạn phát triển của bất kỳ quốc giá nào.

- Bồi thƣờng GPMB là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc thực hiện chính sách bồi thƣờng GPMB tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

- Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền vững là đảm bảo ổn định cuộc sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với ngƣời dân bị thu hồi đất hồi đất

1.5.1. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quốc tế

1.5.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng nhƣ số lƣợng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tƣ. Nếu việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phƣơng án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho ngƣời bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trƣớc khi bị thu hồi đất [8].

Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì ngƣời sử dụng đất phải có trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất trƣớc. Ngƣời bị thu hồi đất đƣợc thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thƣờng đất, tiền trợ cấp về tái định cƣ,

tiền bồi thƣờng hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thƣờng và tiền trợ cấp tái định cƣ căn cứ theo tổng giá trị sản lƣợng của đất những năm trƣớc đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thƣơng cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất đƣợc tính theo giá cả hiện tại.

Mức bồi thƣờng cho giải tỏa mặt bằng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho ngƣời dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng đƣợc giao cho các cục quản lý tài nguyên đất ở địa phƣơng đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân đƣợc quyền sử dụng thửa đất sẽ trả tiền thuê cho đơn vị giải tỏa mặt bằng.

Việc bồi thƣờng nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thƣơng cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Nhà ở của ngƣời dân ở thành phố, Nhà nƣớc bồi thƣờng bằng tiền là chính, với mức giá do thị trƣờng đất đai quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với ngƣời dân nông thôn, Nhà nƣớc thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ có cách bồi thƣờng khác nhau: tiền bồi thƣờng về sử dụng đất; tiền bồi thƣờng về hoa màu, bồi thƣờng tài sản tập thể [9].

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cƣ, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là do đã làm tốt các việc sau đây:

Thứ nhất, đã xây dựng chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với

các hoạt động tái định cƣ, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho ngƣời dân tái định cƣ, tạo các nguồn lực sản xuất cho những ngƣời tái định cƣ.

Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phƣơng khá mạnh. Chính

quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chƣơng trình bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ.

Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi thƣờng hỗ

trợ tái định cƣ có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà đƣợc cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát

triển đất đai mới hoặc mua của các hợp đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hƣởng.

Bên cạnh những thành công nhƣ vậy, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ tái định cƣ chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện việc giải phóng mặt bằng trƣớc khi xây xong nhà tái định cƣ [8].

1.5.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Singarpore

Ở Singarpore mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị đất đai của chủ sở hữu. Các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý, chi phí mua vật tƣ thay thế, thuê sử dụng nhà mới…đều đƣợc tính toán cân đối trong mức đền bù. Nếu ngƣời dân không tin tƣởng Nhà nƣớc, có thể thuê một tổ chức định giá tƣ nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nƣớc chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền bù cho thấy, Nhà nƣớc Singapore đền bù giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá đất đai hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà nƣớc đầu tƣ hạ tầng, do đó Nhà nƣớc điều tiết một phần giá trị đã đầu tƣ. Nhà nƣớc không đáp ứng yêu cầu đền bù theo giá trị tƣơng lai.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng đƣợc xem xét khi đền bù: giá trị đất gia tăng do công trình công cộng đi ngang qua, Nhà nƣớc sẽ điều tiết; ngƣợc lại công trình công cộng ảnh hƣởng xấu đến thửa đất (nhƣ tiếng ồn, khói bụi, ngƣời ngoài có thể nhìn vào nhà…), Nhà nƣớc sẽ tăng đền bù; công trình cắt manh mún thửa đất hiện hữu, chi phí để hoàn tất thủ tục cho thửa đất còn lại do Nhà nƣớc đài thọ.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức đền bù là: đòi đƣợc hƣởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng đền bù mới chịu đi; đòi bồi thƣờng vào việc đầu tƣ thêm vào căn nhà, sau khi đã có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần sơn sửa lại. Trong vòng 2 năm công bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi đền bù; đòi đền bù theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất đai); hoạt động kinh doanh nhƣng không có giấy phép, không có căn cứ pháp lý để đền bù; tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai bất hợp lý. Ngoài ra, sự gia tăng đất trong vòng 7 năm do sự phát triển của cơ sở hạ tầng công cộng cũng đƣợc xem xét điều tiết [10].

Phƣơng thức thanh toán khi đền bù là trả trƣớc 20% khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.

Ngoài ra, Nhà nƣớc Singarpore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo quyền lợi của chủ đất phải di dời. Trong quá trình đền bù, chủ đất có quyền khiếu kiện về giá trị đền bù. Hội đồng đền bù sẽ là tổ chức quyết định giá trị đền bù đối với ngƣời khởi kiện. Nếu chủ đất vẫn không đồng ý có thể đƣa vụ việc lên Tòa Thƣợng thẩm.

Ở Singarpore không có trƣờng hợp ngƣời nông dân tự chuyển nhƣợng đất đai cho nhà đầu tƣ để xây dựng các khu dân cƣ nhƣ ở Việt Nam. Lý do là thời gian sử dụng đất đai khác nhau và Nhà nƣớc không cho phép. Mọi việc làm thay đổi mục đích sử dụng phải thông qua cơ quan Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đóng vai trò trung gian giữa ngƣời sử dụng đất và chủ đầu tƣ, tránh những tiêu cực trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung [10].

Nhìn chung chính sách đền bù ở Singarpore đƣợc tiến hành thận trọng, nhất là đất đai của tƣ nhân, với các văn bản quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách đền bù công bằng đối với mọi tở chức, cá nhân, do đó tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc giải tỏa di dời ít làm xáo trộn công ăn việc làm của ngƣời dân (do đất đai nƣớc Singarpore quá nhỏ bé nên việc đi lại thuận tiện). Tỷ lệ cƣỡng chế không đáng kể, dƣới 1% [4].

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 27)