4. Ý nghĩa của đề tài
3.7.1. Giải pháp về quản lý đất đai
3.7.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
đất đai:
Phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai đến tận ngƣời dân phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục ở các cấp. Trong công tác tuyên truyền cần kết hợp nhiều
loại hình, nhiều kênh thông tin khác nhau làm cho ngƣời dân từ hiểu đến đồng tình và tự giác chấp hành.
3.7.1.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, kịp thời chỉnh lý những biến động về đất đai làm căn cứ cho đến bù, bồi thường:
Đây là công việc quan trọng và rất cần thiết để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về đất đai và là cơ sở để thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp về đất đai.
3.7.1.3. Đẩy mạnh kê khai đăng kí đất đai, xây dựng và quản lý tốt thị trường bất
động sản:
Chúng ta chỉ có thể quản lý tốt nếu việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành. Xây dựng quản lý tốt thị trƣờng bất động sản nhằm tạo điều kiện cho chủ thể nắm quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch. Tránh hiện tƣợng mua bán đất ngầm, làm bất ổn thị trƣờng, đấy giá đất lên cao.
3.7.2. Giải pháp hoàn thiện sửa đổi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, quyết định tiến độ cũng nhƣ khả năng thực hiện của dự án. Các nội dung chính trong mục này cần hoàn thiện nhƣ sau:
3.7.2.1.Thay thế khung giá các loại đất:
Giá các loại đất, phƣơng pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính hành chính, chƣa phản ánh đƣợc giá trị quyền sử dụng đất, vì vậy ảnh hƣởng nhiều đến việc thu hồi đất cản trở quá trình thực hiện dự án. Giá đất không chính xác còn làm thiệt hại cho Nhà nƣớc khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai. Do đó, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có phƣơng pháp xác định giá đất theo pháp lệnh về giá của Nhà nƣớc một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị... để làm cơ sở tính chính xác các loại đất.
Cần có cơ quan định giá bất động sản và cơ quan này có trách nhiệm định giá đất thƣờng xuyên theo từng thời điểm, từng vị trí đặc biệt phải phù hợp thực tế địa phƣơng để áp dụng khi bồi thƣờng. Có 5 phƣơng pháp định giá đất tuy hiên cần có
sự lựa chọn kết hợp các phƣơng pháp định giá đất để có đƣợc phƣơng pháp định giá đất cho địa phƣơng vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.
3.7.2.2.Hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản và giá bồi thường tài sản:
Đối với công trình trên đất nên bồi thƣờng theo giá xây dựng mới và cộng thêm khoản tiền công khai phải bỏ ra sửa chữa phần còn lại của công trình hoặc đối với công trình phải làm ới toàn bộ thì ngoài tiền bồi thƣờng theo giá nguyên vật liệu còn phải cộng thêm chi phí cho công lao động mới.
Đối với cây cối, hoa màu: không nên sử dụng số liệu kiểm đếm chủng loại, số lƣợng đối với cây hoa màu, vật nuôi đƣợc kiểm đếm trƣớc khi Nhà nƣớc thu hồi. Nên sử dụng giá trị sản lƣợng trung bình quân trên địa bàn trong một năm đƣợc tính ra tiền trên ha do cục thống kê công bố. Đối với cây phải tính giá trị bằng số lƣợng cây thì bồi thƣờng theo quy chuẩn số lƣợng cây/m2 phân loại các cây đặc chủng theo vùng để bồi thƣờng. Đối với cây cảnh cần khỏa sát giá thị trƣờng để tránh gây thiệt hại cho dân.
3.7.2.3.Về chính sách tái định cư:
Cần hoàn thiện về thủ tục xây dựng khu tái định cƣ, đa dạng các phƣơng thực tạo lập quỹ nhà đất tái định cƣ nhƣ có thể sử dụng nhà đất xây dựng mới, mua lại nhà, đất ở đã đƣợc đầu tƣ; nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng cả vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn của dụ án, nguồn tài trợ và huy động tạm thời vốn của các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất. Đây là công tác quan trọng vì muốn giải phóng mặt bằng nhanh thì khu tái định cƣ cần đƣợc đầu tƣ xây dựng các điều kiện bằng hoặc tốt hơn so với nơi họ phải dời đi để giải phóng mặt bằng.
3.7.3. Về năng lực, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất
3.7.3.1. Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện chính sách và công bố tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định khi nhà nƣớc thu hồi đất có ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Vì vậy trong giải pháp này có biện pháp cụ thể sau:
- Tăng cƣờng tập huấn bồi dƣỡng chính sách, cách thức áp dụng chính sách, giải quyết vƣớng mắc khi áp dụng chính sách, quy trình, trình tự và các công việc cấn thiết phải thực hiện khi áp dụng chính sách vào dự án cụ thể. Đảm bảo đội ngũ cán bộ nắm cạn kẽ các quy định của chính sách để áp dụng xử lý các tình huống phát sinh, vƣớng mắc đồng thời tổ chức thực hiện chính sách bài bản đúng quy định.
- Đào tạo đề cao đạo đức cán bộ liên quan tới chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ: Cán bộ làm công tác này cấn phải đƣợc tuyển chọn từ những phòng ban chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng.
3.7.3.2. Tổ chức thực hiện
- Tăng cƣờng phối hợp giữa các ngành trong việc hƣớng dẫn thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Các cơ quan tham mƣu phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, hƣớng dẫn theo ngành, lĩnh vực đƣợc phân công.
- Cần thu hút dân cƣ, các tổ chức nhƣ: hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,... cùng tham gia góp sức vào công tác giải phóng, bồi thƣờng.
- Đẩy mạnh việc phân cấp gắn với trách nhiệm của các cơ quan cụ thể tới từng đơn vị. Để tạo thế chủ động cho các cơ quan, đơn vị không đùn đẩy công việc, xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan đơn vị trong công việc sẽ không để sót công việc.
- Chủ đầu tƣ cần có nhiều kinh nghiệm trong công tác này, tổng hợp và đề xuất các chính sách hợp lý - hợp tình, chuẩn bị tốt quỹ đất và chủ động chi phí bồi thƣờng thiệt hại.
- Thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trƣờng bất động sản: Việc quản lý thị trƣờng BĐS vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc, vừa sử dụng làm công cụ để Nhà nƣớc điều tiết lại chính thị trƣờng đó cho các hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc. Trong việc bồi thƣờng, GPMB việc quản lý đƣợc thị trƣờng BĐS có tác dụng cực ký to lớn, giúp xác định chính xác giá trị tài sản, đặc biệt đất đai khi nhà nƣớc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật đất đai.
- Chính sách hậu GPMB đối với ngƣời dân: Nếu ngƣời dân làm nông nghiệp mà bị thu hồi đất nông nghiệp cấn có chính sách đào tạo chuyển nghề.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn nghiên cứu một số dự án ở thành
phố Hạ long, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài “Đánh giá công tác bồi thường
thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại phường Bạch Đằng, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” vận dụng những kiến thức học tập tại trƣờng và quá
trình công tác, nghiên cứu khảo sát thực tế, tiếp xúc điều tra phỏng vấn ngƣời dân bị ảnh hƣởng đề tài rút ra một số kết luận sau:
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phƣờng Bạch Đằng (là một phƣờng trung tâm) có nhiều những thuận lợi điển hình có thuận lợi về du lịch, các dịch vụ thƣơng mại phát triển mạnh mẽ.
- Thực trạng triển khai chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại phƣờng đƣợc thực hiện đúng theo Chính sách bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc, chính sách ngày càng đƣợc hoàn thiện đồng quy tại một điểm lớn là bồi thƣờng phải thỏa đáng, đảm bảo cho ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án thu hồi đất phải có cuộc sống bằng hoặc hơn cuộc sống trƣớc khi thu hồi.
- Việc xác định đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng: xác định cụ thể nguồn gốc sử dụng đất và đối tƣợng sử dụng đất để thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo đúng quy định.
- Giá bồi thƣờng về đất:Giá đất tính bồi thƣờng tại dự án 1 là 5.000.000 đồng/m2 còn thấp hơn so với giá thị trƣờng, nhất là với hộ dân phải di chuyển chỗ ở. Kết quả điều tra cho thấy 59,02% số hộ dân đƣợc điều tra không đồng ý với giá đền bù. Ở dự án do không thu hồi đất ở mà chỉ thu đất có công tôn tạo nên giá hỗ trợ cho công tông tạo là 218.608 đ/m2.
- Giá nhà cửa, vật kiến trúc và các tài sản khác: Nhìn chung mức gia bồi thƣờng về tài sản áp dụng đối với 2 dự án là tƣơng đối phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thu hồi. Đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân tối đa.
- Chính sách tái định đƣợc áp dụng theo quy định và thực hiện tái định cƣ, hỗ trợ ngƣời dân di chuyển đƣợc thực hiện hiệu quả. Theo phàn ánh của ngƣời dân đƣợc điều tra, điều kiện tại khu tái định cƣ rất tốt đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân tại nơi ở mới.
2. Đề nghị
Ngoài những thành công đạt đƣợc trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định của 2 dự án trên địa bàn phƣờng Bạch Đằng nói trên, vẫn còn một số những hạn chế không tránh khỏi, cần rút kinh nghiệm. Sau đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ đó là:
- Với Ủy ban nhân dân tỉnh: Cần tăng cƣờng mở rộng cơ sở thực tiến, triển khai nghiên cứu đánh giá thực trạng, tác động của việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định trên địa bàn phƣờng nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đồng thời cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách đầy đủ áp dụng vào thực tế địa phƣơng. Đào tạo nâng cao hiệu quả, hiệu lực thi hành pháp luật, thực hiện chính sách, địa phƣơng cần có biện pháp tăng cƣờng năng lực. Đào tạo cán bộ làm công tác bồi thƣờng, tăng cƣờng trang thiết bị và điều kiện làm việc cho cơ quan, đơn vị và cán bộ tham gia công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích thuyết phục ngƣời dân bị thu hồi thấy đƣợc trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phƣơng. Thấy đƣợc sự cần thiết phải thu hồi đất, đồng thời chấp nhận giá bồi thƣờng của nhà nƣớc là đúng quy định đảm bảo quyền lợi của chính ngƣời bị thu hồi đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (1998), Thông tƣ số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hƣớng dẫn thi
hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.
2. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015). Phƣờng Bạch Đằng, thành phố Hạ Long.
3. Nguyễn Đình Bồng (2005), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và
phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, ĐTCNN 6-2005.
4. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam (2006), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Huỳnh Văn Chƣơng (2011), Giáo trình Đánh giá đất, Khoa Tài nguyên Đất và
Môi trƣờng nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông Lâm Huế, NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
6. Mai Văn Cầu, Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đăng Huỳnh (2003), Lý luận và phương
pháp định giá đất (Dịch từ tiếng Trung Quốc)
7. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
8. Tạ Thị Hà (2011), Đánh giá việc thực hiện chính sách bòi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án thuộc huyện Thanh Trì
thành phố Hà Nội, Đại học nông nghiệp Hà Nội.
9. Lƣơng Văn Hinh (2014), Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới công tác bồi
thường giải, phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2011-2012, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Trần Thị Hợi (2008), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bòi
thường giải pháp mặt bằng đền đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên, Trƣờng đại học Nông nghiệp Hà Nội.
11. Trƣơng Duy Khoa (2011), Giáo trình Giao đất - Thu hồi đất, Trƣờng đại học
Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
12. Luật Đất đai năm (2003).
13. Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, Quy định khung giá các
14. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ, Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh,lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
15. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
16. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường
thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
17. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
18. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ, Sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
19. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ, Quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư.
20. Những điều cần biết về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất (2005), NXB Tƣ pháp.
21.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
22. Tổng cục Địa chính (2001), Bài giảng định giá đất.
23. Lê Quang Trí (2001), Bài giảng phân tích và Quản lý thị trường nhà đất, khoa
Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
24.Hồ Thị Lam Trà (2005), Định giá đất, Khoa Đất và Môi trƣờng, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
25. Đoàn văn Trƣờng (2000), Các phương pháp thẩm định giá trị Bất động sản,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
26. Trần Đức Thắng (2005), Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với
người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Học viện Chính trị
27. Trần Mai Phƣơng (2011), Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thình Liệt, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Lê Thị Yến (2010), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực
tiễn áp dụng tại đại bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Đại học quốc gia