Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với ngƣời dân bị thu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.5.Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với ngƣời dân bị thu

chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là chính sách hỗ trợ đối với hộ bị thu hồi đất

thuộc diện hộ nghèo.([33]-Báo cáo số 970/TNMT ngày 28/12/2011)

Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu:

- Bồi thƣờng GPMB khi thu hồi đất hoặc trƣng thu đất là vấn đề không thể tránh khỏi trong mọi giai đoạn phát triển của bất kỳ quốc giá nào.

- Bồi thƣờng GPMB là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc thực hiện chính sách bồi thƣờng GPMB tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

- Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền vững là đảm bảo ổn định cuộc sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị.

1.5. Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với ngƣời dân bị thu hồi đất hồi đất

1.5.1. Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quốc tế

1.5.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng nhƣ số lƣợng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tƣ. Nếu việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phƣơng án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho ngƣời bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trƣớc khi bị thu hồi đất [8].

Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì ngƣời sử dụng đất phải có trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất trƣớc. Ngƣời bị thu hồi đất đƣợc thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thƣờng đất, tiền trợ cấp về tái định cƣ,

tiền bồi thƣờng hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thƣờng và tiền trợ cấp tái định cƣ căn cứ theo tổng giá trị sản lƣợng của đất những năm trƣớc đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thƣơng cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất đƣợc tính theo giá cả hiện tại.

Mức bồi thƣờng cho giải tỏa mặt bằng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho ngƣời dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng đƣợc giao cho các cục quản lý tài nguyên đất ở địa phƣơng đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân đƣợc quyền sử dụng thửa đất sẽ trả tiền thuê cho đơn vị giải tỏa mặt bằng.

Việc bồi thƣờng nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thƣơng cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Nhà ở của ngƣời dân ở thành phố, Nhà nƣớc bồi thƣờng bằng tiền là chính, với mức giá do thị trƣờng đất đai quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với ngƣời dân nông thôn, Nhà nƣớc thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ có cách bồi thƣờng khác nhau: tiền bồi thƣờng về sử dụng đất; tiền bồi thƣờng về hoa màu, bồi thƣờng tài sản tập thể [9].

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cƣ, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là do đã làm tốt các việc sau đây:

Thứ nhất, đã xây dựng chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với

các hoạt động tái định cƣ, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho ngƣời dân tái định cƣ, tạo các nguồn lực sản xuất cho những ngƣời tái định cƣ.

Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phƣơng khá mạnh. Chính

quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chƣơng trình bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ.

Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi thƣờng hỗ

trợ tái định cƣ có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà đƣợc cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát

triển đất đai mới hoặc mua của các hợp đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hƣởng.

Bên cạnh những thành công nhƣ vậy, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ tái định cƣ chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện việc giải phóng mặt bằng trƣớc khi xây xong nhà tái định cƣ [8].

1.5.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Singarpore

Ở Singarpore mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị đất đai của chủ sở hữu. Các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý, chi phí mua vật tƣ thay thế, thuê sử dụng nhà mới…đều đƣợc tính toán cân đối trong mức đền bù. Nếu ngƣời dân không tin tƣởng Nhà nƣớc, có thể thuê một tổ chức định giá tƣ nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nƣớc chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền bù cho thấy, Nhà nƣớc Singapore đền bù giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá đất đai hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà nƣớc đầu tƣ hạ tầng, do đó Nhà nƣớc điều tiết một phần giá trị đã đầu tƣ. Nhà nƣớc không đáp ứng yêu cầu đền bù theo giá trị tƣơng lai.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng đƣợc xem xét khi đền bù: giá trị đất gia tăng do công trình công cộng đi ngang qua, Nhà nƣớc sẽ điều tiết; ngƣợc lại công trình công cộng ảnh hƣởng xấu đến thửa đất (nhƣ tiếng ồn, khói bụi, ngƣời ngoài có thể nhìn vào nhà…), Nhà nƣớc sẽ tăng đền bù; công trình cắt manh mún thửa đất hiện hữu, chi phí để hoàn tất thủ tục cho thửa đất còn lại do Nhà nƣớc đài thọ.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức đền bù là: đòi đƣợc hƣởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng đền bù mới chịu đi; đòi bồi thƣờng vào việc đầu tƣ thêm vào căn nhà, sau khi đã có quyết định giải tỏa, trừ khi căn nhà quá tệ cần sơn sửa lại. Trong vòng 2 năm công bố giải tỏa mà cố ý xây dựng nhà lớn đẹp để đòi đền bù; đòi đền bù theo giá đã mua (ý định đầu cơ đất đai); hoạt động kinh doanh nhƣng không có giấy phép, không có căn cứ pháp lý để đền bù; tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai bất hợp lý. Ngoài ra, sự gia tăng đất trong vòng 7 năm do sự phát triển của cơ sở hạ tầng công cộng cũng đƣợc xem xét điều tiết [10].

Phƣơng thức thanh toán khi đền bù là trả trƣớc 20% khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.

Ngoài ra, Nhà nƣớc Singarpore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo quyền lợi của chủ đất phải di dời. Trong quá trình đền bù, chủ đất có quyền khiếu kiện về giá trị đền bù. Hội đồng đền bù sẽ là tổ chức quyết định giá trị đền bù đối với ngƣời khởi kiện. Nếu chủ đất vẫn không đồng ý có thể đƣa vụ việc lên Tòa Thƣợng thẩm.

Ở Singarpore không có trƣờng hợp ngƣời nông dân tự chuyển nhƣợng đất đai cho nhà đầu tƣ để xây dựng các khu dân cƣ nhƣ ở Việt Nam. Lý do là thời gian sử dụng đất đai khác nhau và Nhà nƣớc không cho phép. Mọi việc làm thay đổi mục đích sử dụng phải thông qua cơ quan Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đóng vai trò trung gian giữa ngƣời sử dụng đất và chủ đầu tƣ, tránh những tiêu cực trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung [10].

Nhìn chung chính sách đền bù ở Singarpore đƣợc tiến hành thận trọng, nhất là đất đai của tƣ nhân, với các văn bản quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách đền bù công bằng đối với mọi tở chức, cá nhân, do đó tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc giải tỏa di dời ít làm xáo trộn công ăn việc làm của ngƣời dân (do đất đai nƣớc Singarpore quá nhỏ bé nên việc đi lại thuận tiện). Tỷ lệ cƣỡng chế không đáng kể, dƣới 1% [4]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.1.3. Thái Lan

Ở Thái Lan, cũng giống nhƣ ở nhiều nƣớc khác nhau trong khu vực châu Á, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trƣờng điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do CP quản lý, việc đền bù đƣợc tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến ngƣời dân; định giá đền bù. Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lƣợc quốc gia thì nhà nƣớc đền bù với giá rất cao so với thị trƣờng. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nƣớc hoặc cá nhân đầu tƣ đều đền bù với mức cao hơn giá thị trƣờng.

1.5.1.4. Hàn Quốc

Hàn quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trƣớc, trƣớc tình trạng thiếu đất định cƣ trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cƣ, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù đƣợc thực hiện thông qua các công cụ chính sách nhƣ hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cƣ. Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý, đƣợc xây tại khu đất đƣợc hồi có bán kính cách Xe - un khoảng 5km. Vào những năm 70 của thế kỷ trƣớc, khi thị trƣờng bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc [26].

1.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.5.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Thành phố Đã Nẵng đã và đang đƣợc đánh giá là thành phố thực hiện tốt nhất cả nƣớc về công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá của Giáo sƣ, Tiến sỹ Trịnh Duy Luân, Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thì vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ có đến 92% ngƣời dân thành phố Đà Nẵng sẵn sàng chấp hành [3].

Có đƣợc kết quả tốt nhƣ vậy là do thành phố đã hoàn thành tốt những công việc sau:

Một là, trong quá trình kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa màu làm

cơ sở để lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, đại đa số các hộ gia đình trong diện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đã đƣợc tham gia.

Điều này cho thấy mức độ công khai hóa rất cao của chính quyền thành phố. Vì thế quá trình giải tỏa, chỉnh trang đô thị diễn ra tƣơng đối suôn sẻ, rất ít những vụ khiếu kiện căng thẳng và hầu nhƣ không có điểm nóng. Với ý thức vì sự phát triển chung của thành phố, rất nhiều ngƣời dân đã tự hiến đất đai cho Nhà nƣớc mở đƣờng. Từ sự tự nguyện của ngƣời dân, các công trình đã tiết kiệm đƣợc khoảng từ 25 - 40% kinh phí đầu tƣ [26].

Tại buổi trao đổi với đoàn công tác do ông Phạm Quang Nghị Bí thƣ Thành Ủy Hà Nội dẫn đầu vào học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về công tác

quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, Bí thƣ thành ủy Đà Nẵng đã “tiết lộ”: lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Trƣớc khi triển khai dự án, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại ngƣời dân trong vùng dự án. Nếu có từ 80% hộ dân trong diện giải tỏa thống nhất thực hiện dự án theo chủ trƣơng thì dự án sẽ đƣợc triển khai. Ngƣời dân hiểu rằng hiến một phần đất đai cho Nhà nƣớc họ sẽ thu lợi sau khi đƣờng xá đƣợc mở mang do giá trị nhà, đất của họ sẽ tăng lên. Về việc này ông Phạm Quang Nghị Bí thƣ thành ủy Hà nội đánh giá: Chủ trƣơng chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đô thị và xây dựng hạ tầng của Đà Nẵng thể hiện sự nhất quán, kiên quyết, thống nhất giữa các cấp, nghành và tập trung vào một số đầu mối. Đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trọng việc dự liệu những vấn đề phát sinh trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, sử dụng quỹ đất đai để tạo giá trị, điều hòa các lợi ích, đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân [26].

Việc làm trên của thành phố đã đồng thời đạt đƣợc ba mục tiêu sau:

- Khai thác quỹ đất hai bên đƣờng để bù đắp chi phí cho dự án gồm cả tiền làm đƣờng lẫn tiền bồi thƣờng, không còn tình trạng 80% chi phí dự án dành cho bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ;

- Không xảy ra bất công bằng trong thu hồi đất đai vì không xảy ra trƣờng hợp ngƣời có đất trƣớc đây ở mặt tiền nay thuộc lộ giới thì mất hết, ngƣời trƣớc đây ở phía sau nay lại đƣợc ra mặt tiền và đƣợc giá tăng lên rất cao;

- Hai bên đƣờng sẽ đƣợc quy hoạch lại hiện đại không để có những nhà siêu mỏng nhƣ Hà Nội. Ví dụ, một con đƣờng dự kiến lộ giới 50m thì phải lên kế hoạch thu hồi 150m, Nhà nƣớc sẽ quy hoạch hai bên đƣờng để khai thác hợp lý, ngƣời có đất ở phía sau vẫn cứ ở phía sau. Cách làm này bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Hai là, thành phố Đà Nẵng sớm ban hành rõ ràng đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ

đối với từng loại đất đai, từng vị trí đất đai, từng loại nhà cửa, vật kiến trúc, từng loại cây cối, hoa màu… tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát của ngƣời dân.

Ba là, trong công tác giải phóng mặt bằng, ngoài các chính sách chung do Nhà nƣớc quy định, thành phố cũng có những vận dụng sáng tạo cho phù hợp với tình hình sử dụng đất đai tại địa phƣơng, tập quán sinh sống của ngƣời dân từng vùng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân. Việc làm này đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính động viên, khuyến khích ngƣời dân bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Bốn là, ở mỗi dự án thành phố đều thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng.

Nếu là dự án liên quan đến nhiều quận, huyện thì do một Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Chủ tịch hội đồng, các Chủ tịch quận, huyện là phó. Với các dự án vừa và nhỏ liên quan đến nhiều quận, huyện thì danh giới dự án thuộc địa phƣơng nào sẽ do địa phƣơng đó làm Chủ tịch hội đồng. Nếu dự án nằm gọn trong một địa bàn quận, huyện thì do chủ tịch địa phƣơng đó đảm nhiệm, cách chủ tịch phƣờng, xã liên quan làm thành viên. Do đó mọi vấn đề liên quan đến đền bù giải tỏa, bố trí tái định cƣ đều có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phƣơng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án.

Năm là, thành phố Đà Nẵng là địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc có lịch tiếp

dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố theo định kỳ hàng tháng để lắng nghe nguyện vọng, giải quyết những vấn đề bức xúc của ngƣời dân. Các buổi tiếp và trả lời chất vấn đều đƣợc truyền hình trực tiếp để ngƣời dân theo dõi, tham gia ý kiến.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30)