0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI PHƯỜNG BẠCH ĐẰNG THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 48 -48 )

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm Thành Phố phƣờng Bạch Đằng có lợi thế phát triển về các ngành thƣơng mại - du lịch - thƣơng mại - dịch vụ. Năm năm qua, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nghành thành phần kinh tế trên địa bàn phƣờng phát triển nhất là các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, hàng may mặc, thƣơng mại, du lịch, vận tải...Đúng chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mới ra đời nhƣ: Các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHN, công ty Cổ phần, kinh tế hộ gia đình. Đã góp phần quan trọng vào ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách, số thu hàng năm chiếm 75 - 87% tổng thu ngân sách của phƣờng, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân (trung bình mỗi năm thu hút khoảng 250 - 300 lao động)[2,26].

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phƣờng còn 0,79 ha do đó hƣớng phát triển kinh tế của phƣờng là phát triển các nghành dịch vụ, du lịch, thƣơng mại. Trong những năm qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phƣờng có mức tăng trƣởng khá, ngành công nghiệp dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần. Đặc biệt trong những năm qua khu vực kinh tế dịch vụ có bƣớc tăng trƣởng mạnh, bƣớc đầu đã khơi dậy và phát huy thế mạnh sẵn có của địa phƣơng.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Thủy sản: Trên địa bàn toàn phƣờng có hơn 80 hộ nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Giá trị sản xuất thủy sản tƣơng đối ổn định và vƣợt kế hoạch chỉ tiêu Thành phố giao Bên cạnh đó một số hộ chuyển sang chăn nuôi gia súc đem lại hiệu quả thiết thực cho đời sống kinh tế hộ gia đình.

Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 18/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về tăng cƣờng các biện pháp PCCR trong mùa hanh khô năm 2012-2013. Uỷ ban nhân dân phƣờng đã chỉ đạo các đoàn thể, khu phố, đơn vị trên địa bàn thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu vực dễ sảy ra cháy.

- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội một số ngành nghề phát triển mạnh đặc biệt là ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống … Bên cạnh đó những ngành nghề mới nhƣ nghề cơ khí, khung nhôm kính, hàn khung cửa, nghề mộc gia dụng, nghề xây dựng, vận tải biển, sửa chữa ô tô, thu hút đáng kể lực lƣợng lao động, tạo công ăn việc làm ổn định tại chỗ cho hàng nghìn lao động. Góp phần tăng thu nhập cá nhân, hộ gia đình, tăng nguồn thu ngân sách phƣờng, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển chung của thành phố.

- Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch

Về thƣơng mại: Trong năm sức mua bán trên địa bàn phƣờng tăng, giá cả hàng hoá, các dịch vụ trên địa bàn cơ bản ổn định, không có hiện tƣợng tăng giá đột biến. Ngành dịch vụ thƣơng mại đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc với sự tham

gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo nên thị trƣờng sôi động với lƣợng hàng hoá đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động thƣơng mại dịch vụ ngày càng đƣợc mở rộng. Chợ Hạ Long đƣợc đầu tƣ nâng cấp từng bƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông hàng hoá, kích thích sản xuất phát triển tạo môi trƣờng kinh doanh dịch vụ hiệu quả.

Môi trƣờng du lịch đã hạn chế tối đa không còn hiện tƣợng ăn xin, ăn mày, bán hàng rong...

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư đô thị

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cƣ có nhiều thay đổi. Hệ thống đƣờng giao thông, thuỷ lợi trong các khu dân cƣ đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân. Với chủ trƣơng hỗ trợ vốn và huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân, với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nhiều công trình đƣợc đầu tƣ hƣớng tới hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đồng thời theo định hƣớng phát triển đô thị chung của thành phố và những chủ trƣơng của phƣờng trong tƣơng lai sẽ tiếp tục đƣợc phát triển và hoàn thiện. Tuy đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhƣng vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mƣa, ứ đọng nƣớc thải sinh hoạt, tình trạng thiếu nƣớc sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở một vài điểm trong các khu dân cƣ. Trong khi đó ngƣời dân vẫn chƣa ý thức đƣợc hết tác hại trong vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, cũng nhƣ việc bảo vệ môi trƣờng, rác thải vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trƣờng và làm ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị[2].

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông

Giao thông đƣờng bộ: Trong những năm qua đƣợc sự đầu tƣ của tỉnh thành phố hệ thống đƣờng giao thông của phƣờng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp mở rộng.

- Tuyến đƣờng Lê Thánh Tông chạy dọc phƣờng có chiều dài khoảng 1,7 km chiều rộng trung bình 23 m, đƣờng đƣợc trải nhựa. Do đây là tuyến đƣờng quan trọng nên đƣờng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, hai bên đƣờng có vỉa hè và hệ thống đèn chiếu sáng.

- Đƣờng 25/4: Đây là tuyến đƣờng nằm song song với đƣờng Lê Thánh Tông có chiều dài khoảng 0,6 km chiều rộng trung bình 20 m đƣờng trải bê tông hai bên có vỉa hè hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện nên khá thuận lợi cho giao thông liên lạc.

- Đƣờng Kênh Liêm đoạn đi qua địa bàn phƣờng có chiều dài khoảng 230 m chiều rộng trung bình 18 m. Đƣờng đã đƣợc trải nhựa, có giải phân cách ở giữa.

- Đƣờng Long Tiên có chiều dài khoảng 300m, chiều rộng trung bình 10m đƣờng đã đƣợc trải nhựa. Đây là tuyến phố chính nối liền từ chùa Long Tiên ra đƣờng Lê Thánh Tông.

- Đƣờng Lê Quý Đôn có chiều dài khoảng 100m chiều rộng trung bình 14 m đƣờng trải nhựa nối liền đƣờng Lê Thánh Tông với đƣờng Long Tiên tạo thành thế bàn cờ thuận tiện cho giao thông .

- Đƣờng ngõ Bạch Long có chiều dài khoảng 130m đƣờng trải đá láng nhựa. - Đƣờng Đồi Công Đoàn có chiều dài khoảng 240m rộng trung bình 5m đƣờng đã đƣợc trải bê tông. đây là tuyến phố chính nối liền đƣờng Lê Thánh Tông với khu vực bệnh Viện tỉnh.

- Đƣờng Tuệ Tĩnh có chiều dài khoảng 160m chiều rộng trung bình 5m, đƣờng đã đƣợc trải đá láng nhựa. Đây là tuyến đƣờng nối khu dân cƣ số 4 ra bệnh viện tỉnh.

- Đƣờng Trần Quốc Toản có chiều dài khoảng 200m đƣờng đã đƣợc láng nhựa có chiều rộng trung bình 5m.

- Đƣờng Cảng Mới dài khoảng 350m có chiều rộng trung bình 7m đây là tuyến phố nối khu vực bƣu điện trung tâm ra khu dân cƣ và chợ Hạ Long.

Ngoài các hệ thống các đƣờng phố chính nhìn chung hệ thống đƣờng trong các khu dân cƣ, tổ dân phố đƣợc phân bố khá hợp lý, mặt đƣờng đã đƣợc trải bê tông đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt và đi lại cho nhân dân trong phƣờng.

Giao thông đƣờng thuỷ:

Hiện trên địa bàn phƣờng có 2 cảng du lịch nằm ven Vịnh trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp để phục vụ nhu cầu thăm quan khám phá và du lịch trên biển [2].

Thuỷ lợi.

Nhìn chung hệ thống thoát nƣớc trên địa bàn phƣờng đã đƣợc đầu tƣ cải tạo cơ bản đã giải quyết đƣợc tình trạng úng ngập, tuy nhiên do địa hình không bằng phẳng và cống thoát còn nhỏ, hơn nữa tình trạng các hộ dân xây dựng, sửa sang nhà đã bị ứ tắc rác thải, đất cát… do đó còn tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xẩy ra trong mùa mƣa.

Giáo dục - đào tạo

Đảng bộ và Chính quyền phƣờng đã thực sự coi trọng, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, cho nên những năm qua ngành giáo dục của phƣờng đã có những chuyển biến về số lƣợng, chất lƣợng. Số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp học ngày càng tăng, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng. Công tác xã hội hoá giáo dục trong nhân dân ngày một phát triển.

+ Trƣờng trung học cơ sở

Nằm ở khu vực nhà thờ có 346 học sinh với 48 giáo viên. Trong những năm qua đã có đƣợc sự đầu tƣ, nâng cấp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị dạy học nhƣng chƣa toàn diện. Hiện nay, các phòng học cho học sinh đã đƣợc cải tạo và nâng cấp từ các nhà cấp 4 thành nhà 3 đến 4 tầng. Vì vậy, số phòng học đã đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của học sinh nên tình trạng học tăng ca, thiếu lớp học không còn. Do đó đã thu đƣợc những kết quả khả quan trong học tập, trƣờng trung học cơ sở luôn giữ vững danh hiệu tiên tiến.

+ Trƣờng Mầm non

Bạch Đằng tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và triển khai năm học 2013 - 2014 đảm bảo đúng chƣơng trình, Kế hoạch của bộ GD&ĐT; tiếp tục đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học cùng với việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động hai không và mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức và tự học. Thực hiện chƣơng trình phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi đạt yêu cầu theo tiến độ đề ra. Đƣợc bộ giáo dục và Thủ tƣớng chính phủ tặng bằng khen[2].

Y tế - kế hoạch hóa gia đình

- Duy trì tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên ngƣời và gia súc, gia cầm, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, hƣớng dẫn các cơ quan đơn vị triển

khai phòng chống dịch đạt kết quả tốt. Kết quả trong năm 2013, trên địa bàn phƣờng Bạch Đằng không phát hiện đƣợc dịch bệnh lây lan trong khu dân cƣ.

- Không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân dân, đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác y tế tại địa phƣơng. Tổ chức khám 324 lƣợt ngƣời trong đó khám cho trẻ em là 156 lƣợt; tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ 136 lƣợt ngƣời; khám và cấp phát thuốc cho 216 lƣợt ngƣời; kiểm tra 46 cơ sở ăn uống trên địa bàn; tƣ vấn cho 155 ngƣời nhiễm HIV Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động không sinh con thứ 3 trở lên. Triển khai chƣơng trình cho bệnh nhân trên địa bàn phƣờng sử dụng thuốc Methadole để cai nghiện ma túy.

- Đảm bảo duy trì việc kiểm tra định kỳ vệ sinh môi trƣờng và an toàn thực phẩm tại các khu phố và chợ, có phƣơng án đối phó khi có dịch xẩy ra. Chỉ đạo đội ngũ y tế thôn bản phối hợp với khu phố vận động nhân dân tổng vệ sinh.

- Thƣờng làm tốt công tác nhà nƣớc về y tế trong các lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dƣợc tƣ nhân, duy trì công tác khám chữa bệnh thông thƣờng, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Hoàn thành công tác xây dựng và đạt trạm y tế chuẩn quốc gia và tiếp nhận trụ sở làm việc mới[26].

Văn hóa

Các hoạt động văn hoá thông tin thƣờng xuyên đƣợc bám sát, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Phong trào xây dựng nhà văn hoá, gia đình văn hoá gắn với cuộc vận động xây dựng khu dân cƣ tiên tiến đã đƣợc các tổ dân phố hƣởng ứng và làm tốt.

Thể thao

Trong những năm qua phong trào thể thao của phƣờng Bạch Đằng có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng thƣờng xuyên đƣợc tổ chức. Phong trào TDTT của phƣờng Bạch Đằng luôn dẫn đầu trong toàn thành phố.

Năng lượng

Hiện 100% số hộ trên địa bàn toàn phƣờng đƣợc dùng điện từ hệ thống cung cấp điện từ mạng lƣới điện thành phố. Ngoài ra hệ thống điện sản xuất kinh doanh luôn đƣợc đảm bảo, hệ thống chiếu sáng công cộng trên các tuyến đƣờng lớn luôn

đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều khu, tổ dân phố chƣa có hệ thống chiếu sáng công cộng. Do đó trong giai đoạn tới cần có kế hoạch nâng cấp các hệ thống chiếu sáng trong các khu dân cƣ.

Bưu chính - viễn thông

Dịch vụ Bƣu chính - viễn thông cũng phát triển cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các dịch vụ phát triển nhanh có chất lƣợng cao mật độ điện thoại cố định bình quân đầu ngƣời là 80 máy/100 hộ. Mạng lƣới thông tin liên lạc ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào khai thác thông tin, tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Ngoài ra trên địa bàn phƣờng có Bƣu điện trung tâm tỉnh nên các hoạt động thông tin tuyên truyền luôn thông suốt và thuận tiện.

An ninh quốc phòng

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nƣớc có những diễn biến phức tạp Đảng bộ và chính quyền và các đoàn thể từ phƣờng đến chi bộ khu phố luôn quan tâm đặc biệt đối với công tác an ninh quốc phòng. Đảng bộ đều có Nghị quyết chuyên đề về công tác an ninh quốc phòng, thƣờng xuyên giáo dục ý thức an ninh quốc phòng cho cán bộ đảng viên, công chức và nhân dân. Về an ninh chính trị, đảng bộ đã triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08 Chỉ thị số 39 của Bộ chính trị về chiến lƣợc an ninh quốc gia và bảo vệ chính trị về chiến lƣợc an ninh quốc gia và bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới, nghị quyết hội nghị BCHTW 8 khoá IX về chiến lƣợc bảo vệ tổ quốc, Nghị quyết 10 của BTV Tỉnh uỷ về lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự giai đoạn (2010-2015) và các Chỉ thị, Nghị quyết của thành uỷ về công tác an ninh chính trị.

Về trật tự an toàn xã hội: Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09 và trƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý của Chính phủ. Chỉ thị 04 CT và Quyết định số 4075/QĐ của UBND tỉnh, Chỉ thị 47(về đảm bảo TTATGT, trật tự công cộng trên địa bàn) phối hợp có hiệu quả công tác chống cháy nổ, duy trì hoạt động mô hình tự quản trong phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an toàn tổ quốc [2].

3.1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất ở Quảng Ninh

* Thuận lợi

Với điều kiện tự nhiên xã hội và kinh tế nhƣ đã nêu trên tỉnh Quảng Ninh, cũng nhƣ phƣờng Bạch Đằng có những thuận lợi sau:

- Phƣờng phát triển từ rất sớm nên hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ thuận lợi cho sự giao lƣu kinh tế, trao đổi hàng hoá, tác động thúc đẩy thƣơng mại, du lịch, dịch vụ phát triển.

- Phƣờng cũng nhƣ thành phố Hạ Long có lợi thế rất mạnh về du lịch biển, do đó kinh doanh, dịch vụ - thƣơng mại rất phát triển. Dẫn tới đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong phƣờng là tốt và ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao rõ rệt.

- Là một phƣờng trung tâm thành phố du lịch nên quốc phòng - an ninh đƣợc củng cố và tăng cƣờng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững tạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI PHƯỜNG BẠCH ĐẰNG THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 48 -48 )

×