Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu nhập tài liệu

- Thu thập các số liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa (Kết hợp với phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, ngƣời dân thuộc địa bàn nghiên cứu)

+ Địa điểm điều tra: điều tra thuộc địa bàn tại 02 dự án nghiên cứu.

+ Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin về việc sau khi bàn giao đất cho nhà nƣớc các hộ dân chuyển đến nơi ở mới xây dựng có những vƣớng mắc, bất cập gì? Tại nơi ở mới có những vấn đề gì khó khăn cần đề xuất.

+ Phƣơng pháp điều tra: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thƣờng về đất. Bộ câu hỏi sẽ tập trung vào các câu hỏi để ngƣời đƣợc điều tra nhận xét về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và điều tra thông tin về thu nhập, đời sống việc làm của ngƣời dân bị

thu hồi đất sau khi dự án đƣợc thực hiện (chi tiết mẫu phiếu kèm theo phụ lục). Cách

phỏng vẫn là tới gặp từng hộ ngƣời dân để phỏng vấn cụ thể. + Đối tƣợng phỏng vấn:

Đối tƣợng là ngƣời dân bị thu hồi đất: Đối với phiếu dùng để nhận xét về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình, cá nhân là các hộ thuộc dự án bị thu hồi đất. Đối với phiếu điều tra để xác định tình hình kinh tế đời sống việc làm tiến hành điều tra tất cả các hộ dân bị thu hồi đất.

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

- Phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý dự án, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm phát triển quy đất, Hội đồng thẩm định bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của thành phố Hạ Long;

- Sử dụng ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý về lĩnh vực bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và quản lý sử dụng đất.

- Đánh giá mức độ tác động (xếp hạng) theo ý kiến chuyên gia.

2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra

- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập đƣợc, tiến hành phân nhóm, tổng hợp các yếu tố tác động đến việc thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng.

- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong xử lý số liệu: Phần mềm Excel để so sánh hay tạo những biểu đồ của bảng biểu tổng hợp đƣợc.

2.3.4. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các kết quả và phƣơng pháp trình tự thực hiện đề tài có sự liên quan đến công tác bồi thƣờng trên địa bàn.

- Thu thập các tài liệu số liệu thứ cấp: Báo cáo, bản đồ quy hoạch từ các dự

án, địa chính từ cán bộ địa chính (có kèm theo tài liệu thô).

- Tham khảo các văn bản và các tài liệu liên quan đến đề tài.

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan tại các phòng, ban chức năng trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bạch Đằng nằm ở trung tâm TP Hạ Long, có diện tích 1,68 km2 có vị trí địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp phƣờng Trần Hƣng Đạo. - Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long.

- Phía Đông giáp phƣờng Hồng Hải. - Phía Tây giáp phƣờng Hồng Gai.[2]

Hình 3.1: Vị trí địa lý của phƣờng Bạch Đằng

Với lợi thế là một trong những phƣờng trung tâm của thành phố, có vị trí thuận lợi cho việc giao lƣu, thông thƣơng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các phƣờng xung quanh. Phƣờng Bạch Đằng có hệ thống cơ sở hạ tầng tƣơng đối hoàn thiện với trụ sở của nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh và thành phố đóng trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa bàn. Hơn nữa việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn trọng những năm qua đã góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và mua sắm của du khách.

3.1.1.2. Địa hình

Phƣờng Bạch Đằng có địa hình đặc trƣng của vùng đồi núi ven biển với các dải đất bằng đan xen những khu đồi cao, chạy dài từ phía Đông ngăn cách bởi đƣờng Lê Thánh Tông, hƣớng ra biển. Phía Nam của phƣờng nằm giáp với Vịnh Hạ Long, chạy dài khoảng 1 km, đây là địa bàn sinh sống của của ngƣời dân cùng hệ thống các công trình công cộng.[2].

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của phƣờng Bạch Đằng mang đặc trƣng khí hậu vùng ven biển, chia 2 mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thƣờng lạnh, khô hanh, và

ít mƣa, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống tới 50C, gió thịnh hành là gió Đông. Mùa hè từ

tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm, mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình năm 22,90

C, dao

động từ 16,70C đến 28,60C, nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới 38,80

C.

- Lƣợng mƣa trung bình năm là 2016 mm, phân bố không đều trong năm, chia thành 2 mùa.

Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80 - 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm. Mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa chỉ đạt 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 lƣợng mƣa chỉ đạt 4 - 40 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%, cao nhất có tháng đạt 90%, thấp nhất chỉ đạt 67%.

- Chế độ gió, bão: Do đặc điểm vị trí địa lý và cấu trúc địa hình,địa mạo, Phƣờng Bạch Đằng nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm đạt 2,8 m/s, hƣớng gió mạnh nhất là Tây Nam 45m/s. Phƣờng ít chịu ảnh hƣởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất cấp 9 cấp 10.

- Các hiện tƣợng thời tiết khác: Mùa đông thƣờng có sƣơng mù, sƣơng muối, thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những khu vực đồi núi trên địa bàn phƣờng

- Hàng năm có từ 200 - 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.699,3 giờ, mùa hè có giờ nắng từ 1.100 - 1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm [2].

3.1.1.4. Thuỷ văn

Phƣờng Bạch Đằng giáp Vịnh Hạ Long - đây là Vịnh lớn nhƣng kín với nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn. Chế độ thuỷ văn ở đây là nhật triều điển hình, biên độ dao động trung bình 0,6 m, mực nƣớc trung bình 2-3 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tƣợng sinh con nƣớc và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông các con nƣớc cƣờng. Nằm cạnh Vịnh bắc bộ có dòng hải lƣu chảy theo hƣớng Bắc Nam kéo theo nƣớc lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nƣớc ta nhiệt độ có

khi xuống tới 130C.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất.

Căn cứ vào địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai phƣờng Bạch Đằng đƣợc chia làm 2 nhóm chính sau:

- Đất bằng ven biển: Là toàn bộ diện tích đất khu vực lấn biển tiếp giáp với phƣờng Hồng Hải và toàn bộ diện tích đất bằng chạy dọc các tuyến giao thông và các khu dân cƣ. Đất này có sự phân tầng rõ rệt thể hiện sự khác nhau giữa các lớp đất bồi tụ.

- Đất đồi núi chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, xám vàng, trên xa thạch lẫn cuội kết, thành phần cơ giới thịt nặng, đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nằm rải rác trên các khu đồi cao.

+ Tài nguyên nƣớc.

Bạch Đằng nằm trong vùng có lƣợng mƣa lớn trung bình 2016 mm/ năm. Do địa hình dốc đổ thẳng ra Vịnh Hạ Long nên nguồn nƣớc mặt phụ thuộc vào các mùa trong năm.

Tầng nƣớc ngầm có trữ lƣợng không nhiều, có thể khai thác nƣớc ngầm bằng cách khoan giếng ngầm có độ sâu từ 100m đến 120 m. Nguồn nƣớc sinh hoạt của nhân dân trong phƣờng chủ yếu là nguồn nƣớc cung cấp của TP Hạ Long. Tuy nhiên một số khu vực vần còn tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô. Đây là vấn đề rất

quan trọng cần quan tâm bảo đảm đời sống sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của nhân dân trong phƣờng.

+ Tài nguyên du lịch

Bạch Đằng nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long bên cạnh một kỳ quan nổi tiếng thế giới Vịnh Hạ Long đã 2 lần vinh dự đƣợc UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới bởi những giá trị ngoại hạng về cảnh quan và giá trị nổi bật về địa chất địa mạo. Với 1969 hòn đảo trong đó có 788 đảo thuộc vùng bảo vệ tuyệt đối, 460 đảo đã có tên, 328 đảo chƣa có tên. Một số đảo đẹp và nổi tiếng nhƣ hòn Gà Chọi, hòn Lƣ Hƣơng, hòn Đầu Ngƣời… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tài nguyên biển

Với gần 1km ven bờ tiếp giáp với Vịnh Hạ Long là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ ven biển và trên mặt biển. Ngoài ra đây còn là một ngƣ trƣờng rộng có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loại tôm, cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao cả ở trong nƣớc và xuất khẩu nhƣ các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, độ, song, ngừ, các đặc sản nhƣ: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sỏi sựng, sò huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc…. Ngoài đánh bắt thì trong những năm qua ngành nuôi trồng các loại thuỷ sản phát triển mạnh tại khu vực Vịnh Hạ Long với các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm, cua… đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trên phƣờng[26].

+ Tài nguyên nhân văn

Bạch Đằng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, đặc biệt là truyền thống cách mạng của công nhân nghề mỏ. Bạch Đằng nằm trong Thành phố Hạ Long đƣợc thiên nhiên ƣu đãi một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Với những lợi thế đó ngƣời dân Bạch Đằng đã xây dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thành quả lao động qua các thế hệ đã để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô giá.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

+ Ô nhiễm môi trƣờng không khí và môi trƣờng nƣớc:

Theo kết quả nghiên cứu về ô nhiễm bụi ở Thành phố cho thấy bụi lắng tại nội thị Hạ long là 50g/m2/tháng. Tiêu chuẩn giới hạn là 8g/m2/tháng. Nhƣ vậy lƣợng bụi

tại nội thị Thành phố cao gấp hơn 6 lần giới hạn cho phép. Nguyên nhân chính là do khai thác, vân chuyển than, vật liệu xây dựng và đất đá san lấp mặt bằng gây ra[2].

- Chất lƣợng môi trƣờng vùng Vịnh Hạ Long hiện nay ô nhiễm về hữu cơ vẫn còn trong giới hạn cho phép. Ô nhiễm Hydrocacbua dầu khi có tàu chở dầu 1 vạn tấn, các xà lan đến lấy dầu, vịnh Hạ Long bị ô nhiễm nặng gấp 3 lần đối với môi trƣờng du lịch ( giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nƣớc biển quy định: môi trƣờng thuỷ sản là 0,05 mg/lít, môi trƣờng du lịch là 0,3 mg/lít).

+ Suy thoái môi trƣờng đất:

Quá trình đô thị hóa tƣơng đối nhanh trong những năm qua đã ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái của phƣờng. Tài nguyên đất đang đƣợc khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, việc mở rộng không gian đô thị dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh hƣởng đến đời sống của các hộ dân nông nghiệp; đồng thời dẫn đến việc di dân từ nông thôn ra thành thị, gây áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trƣờng. Điều này đã tác động rất lớn môi trƣờng đất, làm suy thoái môi trƣờng đất với các biểu hiện tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất do chất thải, nƣớc thải từ các khu dân cƣ[26].

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm Thành Phố phƣờng Bạch Đằng có lợi thế phát triển về các ngành thƣơng mại - du lịch - thƣơng mại - dịch vụ. Năm năm qua, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nghành thành phần kinh tế trên địa bàn phƣờng phát triển nhất là các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, hàng may mặc, thƣơng mại, du lịch, vận tải...Đúng chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mới ra đời nhƣ: Các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHN, công ty Cổ phần, kinh tế hộ gia đình. Đã góp phần quan trọng vào ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách, số thu hàng năm chiếm 75 - 87% tổng thu ngân sách của phƣờng, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân (trung bình mỗi năm thu hút khoảng 250 - 300 lao động)[2,26].

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phƣờng còn 0,79 ha do đó hƣớng phát triển kinh tế của phƣờng là phát triển các nghành dịch vụ, du lịch, thƣơng mại. Trong những năm qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phƣờng có mức tăng trƣởng khá, ngành công nghiệp dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần. Đặc biệt trong những năm qua khu vực kinh tế dịch vụ có bƣớc tăng trƣởng mạnh, bƣớc đầu đã khơi dậy và phát huy thế mạnh sẵn có của địa phƣơng.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Thủy sản: Trên địa bàn toàn phƣờng có hơn 80 hộ nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Giá trị sản xuất thủy sản tƣơng đối ổn định và vƣợt kế hoạch chỉ tiêu Thành phố giao Bên cạnh đó một số hộ chuyển sang chăn nuôi gia súc đem lại hiệu quả thiết thực cho đời sống kinh tế hộ gia đình.

Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 18/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về tăng cƣờng các biện pháp PCCR trong mùa hanh khô năm 2012-2013. Uỷ ban nhân dân phƣờng đã chỉ đạo các đoàn thể, khu phố, đơn vị trên địa bàn thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu vực dễ sảy ra cháy.

- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội một số ngành nghề phát triển mạnh đặc biệt là ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống … Bên cạnh đó những ngành nghề mới nhƣ nghề cơ khí, khung nhôm kính, hàn khung cửa, nghề mộc gia dụng, nghề xây dựng, vận tải biển, sửa chữa ô tô, thu hút đáng kể lực lƣợng lao động, tạo công ăn việc làm ổn định tại chỗ cho hàng nghìn lao động. Góp phần tăng thu nhập cá nhân, hộ gia đình, tăng nguồn thu ngân sách phƣờng, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển chung của thành phố.

- Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch

Về thƣơng mại: Trong năm sức mua bán trên địa bàn phƣờng tăng, giá cả hàng hoá, các dịch vụ trên địa bàn cơ bản ổn định, không có hiện tƣợng tăng giá đột biến. Ngành dịch vụ thƣơng mại đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc với sự tham

gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo nên thị trƣờng sôi động với lƣợng hàng hoá đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường thiệt hại và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại phường bạch đằng thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42)