4. Ý nghĩa của đề tài
3.5.1. Yếu tố từ cán bộ cơ quan chức năng
3.5.1.1. Công tác quản lý thực trạng đất đai
Công tác quản lý đất đai tại phƣờng Bạch Đằng rất tốt, vì là một phƣờng trung tâm của thành phố nên công tác thành lập bản đồ địa chính, xác định tính pháp lý của đất đã đƣợc thực hiện 100% diện tích đất. Điều này đã hỗ trợ đắc lực trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Qua đây ta thấy yếu tố “công tác quản lý đất đai” rất quan trọng, nếu làm tốt nhƣ đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lƣợng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thƣờng hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cƣ thƣờng thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chƣa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thƣờng xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh.
3.5.1.2. Thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền
Thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân cũng rất quan trọng trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác GPMB. Những phức tạp mâu thuẫn thƣờng nảy sinh do việc không đạt đƣợc sự đồng thuận với ngƣời dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt đƣợc sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thƣơng lƣợng lại khi mức giá thị trƣờng tăng. Tuy vậy với sự am hiểu pháp luật, sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của ngƣời dân, thấu hiểu đƣợc tâm lý và nguyện vọng của ngƣời dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án.
3.5.1.3. Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng
Là một cán bộ trong công tác giải phóng mặt bằng tôi nhận thấy phần lớn thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lƣợng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cƣ...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trƣờng hợp xử lý sai (do chƣa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm
giải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhƣợng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phƣơng án bồi thƣờng bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu...Do sự giải quyết, xử lý vấn đề không hợp lý dẫn tới bất đồng thuận cơ quan chức năng và ngƣời dân trong vùng dự án. Khiến cho ngƣời dân bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc.
Vì vậy lựa chọn cán bộ trong công tác GPMB cũng rất quan trọng yêu cầu khả năng xử lý tình huống của cán bộ chức năng.
3.5.1.4. Công tác dân vận trong GPMB
Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thƣờng, giải tỏa khi nhà nƣớc thu hồi đất chƣa thƣờng xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế nên có suy bì khi ngƣời bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhƣ đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa ngƣời đƣợc áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với ngƣời đang đƣợc thực hiện chính sách mới.
3.5.2. Yếu tố từ nhà đầu tư
3.5.2.1. Yếu tố tài chính của nhà đầu tư
Nhà đầu tƣ phải đủ khả năng tài chính để kịp thời chi trả bồi thƣờng cho các hộ dân theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đƣợc thông báo. Ngƣợc lại, công tác bồi thƣờng sẽ bị trì hoãn và có thể tạo ra sự bất bình, phản ứng tiêu cực, thiếu hợp tác và khiếu kiện trong nhân dân.
3.5.2.2. Năng lực quản lý, phối hợp với cơ quan nhà nước của nhà đầu tư
Trong quá trình GPMB, sự tham gia tích cực, năng động của nhà đầu tƣ cùng với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ GPMB.
3.5.3. Yếu tố từ người dân bị thu hồi đất
3.5.3.1. Sự hiểu biết luật của dân
Các vƣớng mắc, mâu thuẫn của ngƣời dân đôi khi cũng xuất phát từ sự không hiểu thấu đáo chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thƣờng, giải tỏa khi nhà
nƣớc thu hồi đất. Dẫn tới nhƣng khiếu kiện không đáng có. Ngoài còn những ngƣời dân hiểu biết rõ nhƣng vẫn cố tình gây khó khăn là do long tham.
3.5.3.2. Ý thức tự giác của nhân dân
Trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nƣớc để phát triển kinh tế hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng đƣợc giao cho ngƣời khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thƣờng, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tƣ khi thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ để GPMB.
Trên đây là những yếu tố ảnh hƣởng tới công tác thực hiện của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng. Tuy nhiên không tính tới yếu tố chính sách mà chỉ kể tới nhƣng yếu tố khác, vì chính sách là văn bản pháp luật có trƣớc, đề thực hiện theo nên sẽ có ý kiến giải pháp cho chính sách trong phần giải pháp mục 3.7.
3.6. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thƣờng thiệt hại, tái định cƣ đến ngƣời bị thu hồi đất đến ngƣời bị thu hồi đất
3.6.1. Tác động tới kinh tế, việc làm
Cả hai dự án khi thực hiện đều không thu hồi đất nông nghiệp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Phƣờng sẽ không bị ảnh hƣởng trực tiếp. Đồng thời 100% các hộ dân chọn hình thức nhận bồi thƣờng bằng tiền mặt. Đây là sự lựa chọn tối ƣu cho các hộ bị thu hồi đất vì có thể sử dụng linh hoạt tiền bồi thƣờng vào kế hoạch, phát triển phục vụ cho gia đình.
Hình 3.4: So sánh tỷ lệ sử dụng tiền bồi thƣờng của 2 dự án (theo kết quả điều tra)
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy: tại thời điểm điều tra, tỷ lệ đầu tƣ vào xây dựng và mua sắm các vật dụng thiết yếu của gia đình là tƣơng đƣơng trên 65 % (dự án 1: 67,21%, dự án 2: 65%). Có thể sử dụng tiền đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, tuy nhiên cần trang bị kiến thức tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh trƣớc khi thực hiện, do đó tỷ lệ hộ dân chọn phƣơng án này còn hạn chế vì có rủi ro lớn (dự án 1: 10,66%, dự án: 0%). Ngoài ra, nếu chƣa xác định tìm hiểu đƣợc lĩnh vực kinh doanh, số tiền đƣợc bồi thƣờng đƣợc gửi tiết kiệm là sự lựa chọn sử dụng tiền an toàn, ít rủi ro (dự án 1:14,75%; dự án 2: 25% tổng số hộ điều tra). Ngƣời dân vừa có thể giữ đƣợc tiền vốn và vẫn có lãi, đồng thời khoản tiết kiệm đó giúp ngƣời dân an tâm hơn trƣớc cuộc sống khi phải đối phó với những rủi ro nhƣ bệnh tật, thiên tai. Đúc rút từ kinh nghiệm trong công tác thu bồi, bồi thƣờng trên địa bán tỉnh, cũng nhƣ các dự án lớn các tỉnh lân cận, và công tác hƣớng nghiệp, tuyên truyền, đào tạo việc làm. Ngƣời dân bị thu hồi đã sử dụng số tiền bồi thƣờng hiệu quả hơn, đầu tƣ có chọn lọc và tính toán, lựa chọn nghề nghiệp phát triển lâu dài.
Nhìn lại vào biểu đồ tỷ lệ sử dụng tiền sau sau khi thu hồi đất, ta thấy nhận thấy dự án đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trên địa bàn phƣờng. Tỷ lệ kinh doanh dịch vụ và học nghề khác tăng lên.
Điều này đƣợc phản ánh cụ thể qua kết quả điều tra qua các năm thực hiện 2 dự án trên địa bàn nhƣ sau:
Bảng 3.12: Tổng hợp số nhân khẩu theo ngành và thu ngân sách qua các năm trong giai đoạn 2007 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Nhân khẩu 12508 12447 12308 12084 12034
Số khẩu nông
nghiệp 300 310 450 520 560
Số khẩu phi nông
nghiệp 12208 12137 11858 11564 11474 Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 17388768577 9712836971 1121200000 10060000000 8668200000 Ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng 5911212334 4101212000 3212301412 2405831245 1536691138
Thực tế khi dự án đƣợc triển khai trên phƣờng Bạch Đằng đã tác động tới cơ cấu ngành trên địa bàn thông qua hoạt động sử dụng tiền bồi thƣờng của các hộ dân bị thu hồi đất. Từ năm 2007 đến năm 2013, số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp giảm (từ 560 xuống còn 300 nhân khẩu). Số hộ dân tham gia các hoạt phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt (từ 11474 nhân khẩu năm 2007 tăng lên 12208 nhân khẩu năm 2013).
Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực: giảm tỉ trong Nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của phƣờng, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Đây là tác động tích cực của Dự án đến phát triển kinh tế địa phƣơng..
Hình 3.5: Thống kê ngân sách phƣờng Bạch Đằng từ năm 2007 - 2013
Biểu đồ trên cho ta thấy sự tác động tích cực của Dự án tới kinh tế trên địa bàn phƣờng, thể hiện qua tổng thu ngân sách của phƣờng qua các năm:
+ Từ năm 2007 đến năm 2013: Ngân sách của phƣờng tăng đáng kể từ 8.668.200.000 (năm 2007) tới 17.388.768.577 (năm 2013), tăng …. %, đây là con số tăng trƣởng ấn tƣợng chỉ trong thời gian ngắn. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi đáng kể trong kinh tế của các hộ dân trong phƣờng.
Mức thu nhập của ngƣời dân sau khi thu hồi đất thực hiện 2 dự án trên địa bàn phƣờng Bạch Đằng đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.13: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất tại 2 dự án phƣờng Bạch Đằng
STT Chỉ tiêu Tổng số hộ Tỷ lệ %
I Dự án I 122 100%
1 Thu nhập cao hơn 112 91.80
2 Thu nhập không đổi 9 7.38
3 Thu nhập kém đi 1 0.82
II Dự án II 20 100%
1 Thu nhập cao hơn 20 100.00
2 Thu nhập không đổi 0 0.00
3 Thu nhập kém đi 0 0.00
(Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất.
+ Dự án 1: 122 hộ bị thu hồi đất có 112 hộ có thu nhập cao hơn chiếm 91,8%, có 9 hộ thu nhập không đổi chiếm 7,38%,và 1 hộ thu nhập thấp hơn chiếm 0,82%.
+ Dự án 2: 22 hộ bị thu hồi đất có 22 hộ có thu nhập cao hơn chiếm 100%. Qua điều tra thực tế thấy hộ có thu nhập cao hơn chủ yếu tập trung ở hộ có lao động trẻ, tìm đƣợc việc làm ổn định và có thu nhập cao; hộ có thu nhập không đổi chủ yếu là hộ tiếp tục nghề cũ hoặc tìm đƣợc việc làm không ổn định, thu nhập thấp; hộ thu nhập thấp hơn chủ yếu là hộ có lao động gần hết tuổi lao động, khả năng tìm kiếm việc làm khó, không ổn định, thu nhập kém.
3.6.2. Tác động tới đời sống tinh thần, vật chất
Qua các báo cáo tổng kết từ năm 2007 tới năm 2013 ta thấy rằng tình hình cuộc sống của cả phƣờng tốt hơn tệ nạn xã hội giảm đi khiến ngƣời dân yên tâm hơn về cuộc sống đƣợc thể hiện qua:
- Số ngƣời HIV/AIDS giảm xuống từ 211 ngƣời trong năm 2007 xuống 81 ngƣời (trong năm 2013).
- Số vụ phạm pháp giảm từ 102 (năm 2007) xuống 65 vụ (năm 2013) - Số vụ phạm pháp hình sự từ 73 vụ (năm 2007) xuống 42 vụ (năm 2013) - Số gia đình văn hóa năm 2007 chiếm 50% thì năm 2013 đạt 100% hộ gia đình văn hóa. Đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.14: Tổng hợp tình hình y tế, an ninh, văn hóa của phƣờng từ năm 2007 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Công tác y tế khám (lƣợt ngƣời) 324 391 406 680 505
Số ngƣời HIV/AIDS (ngƣời) 81 122 150 182 211
Phạm pháp (vụ) 65 69 78 89 102
Phạm pháp hình sự (vụ) 42 vụ 47 62 59 73
Cờ bạc (vụ) 1 vụ 6 9 14 11
Ma túy (vụ) 2 vụ 5 7 9 9
Gia đình văn hóa (%) 100 97 85 72 50
Giới thiệu việc làm cho 400 356 383 305 265
Hộ nghèo (hộ) 4 12 26 32 45
(Nguồn: số liệu các báo cáo từ năm 2007 - 2013)
Đối với dân cƣ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do bị thu hồi đất, đa phần các hộ sử dụng một phần của số tiền bồi thƣờng vào công việc mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho gia đình. Nhƣ vậy, xét riêng trong lĩnh vực điều kiện sinh hoạt, việc nhận tiền bồi thƣờng có thể nói đã góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt cho ngƣời bị thu hồi đất.
Điều tra ý kiến của ngƣời dân về điều kiện sống sau khi thu hồi đất ta có kết quả sau:
Bảng 3.15: Ý kiến đánh gia của ngƣời dân sau khi thu hồi
Chỉ tiêu Tinh thần Tỷ lệ (%) Cơ sở vật chất Tỷ lệ (%) Dự án 1 Tốt hơn 101 82.79 120 98.36 Không đổi 8 6.56 2 1.64 Kém đi 13 10.66 0 0.00 Dự án 2 Tốt hơn 15 75.00 20 100.00 Không đổi 3 15.00 0 0.00 Kém đi 2 10.00 0 0.00
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra phiếu kèm theo số liệu thô)
Nhìn vào bảng thống kê kết quả của 2 dự án ta thấy:
- 100% ngƣời dân đƣợc điều tra đều đồng ý cơ sở vật chất tốt hơn so với trƣớc khi thực hiện dự án. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế, vì khi có đầu tƣ thì hệ thống cơ sở vật chất nhƣ: giao thông, công trình công cộng, hệ thống thoát nƣớc, nhà ở khu tái định cƣ đƣợc xây dựng hiện đại và đồng bộ, các hộ dân tái định cƣ đƣợc sống trong khu vực có cơ sở hạ tầng tiện nghi hơn trƣớc.
- Phần lớn ngƣời dân cũng đồng ý rằng đời sống tinh thần “tốt hơn” so với trƣớc khi thực hiện dự án. Chỉ có một bộ phận nhỏ ngƣời dân, đa phần là ngƣời cao tuổi do phải rời khu vực sinh sống đã gắn bó lâu đời đồng thời phải thay đổi để thích nghi với môi trƣờng sống mới nên nảy sinh tâm lý buồn phiền. Tuy vậy đây chỉ là tâm lý ban đầu, sẽ nhanh biến mất sau khi ổn định đời sống.
3.7. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nƣớc thu hồi đất
Để có công tác bồi thƣờng đạt hiệu quả cao, nhanh chóng thu hồi mặt bằng cho dự án thì ngay từ đầu chúng ta cần làm tốt công tác quản lý đât đai. Đây là công tác giúp cung cấp dữ liệu ban.
3.7.1. Giải pháp về quản lý đất đai
3.7.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
đất đai:
Phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai đến tận ngƣời dân phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục ở các cấp. Trong công tác tuyên truyền cần kết hợp nhiều
loại hình, nhiều kênh thông tin khác nhau làm cho ngƣời dân từ hiểu đến đồng tình và tự giác chấp hành.
3.7.1.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, kịp thời chỉnh lý những biến động về đất đai làm căn cứ cho đến bù, bồi thường:
Đây là công việc quan trọng và rất cần thiết để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về đất đai và là cơ sở để thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp về đất đai.
3.7.1.3. Đẩy mạnh kê khai đăng kí đất đai, xây dựng và quản lý tốt thị trường bất