Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh quyền sử

Một phần của tài liệu đề tài pháp luật về kinh doanh quyền sử dụng đất (Trang 61)

đồng bộ của hệ thống pháp luật đã tạo nên những lỗ hỏng ảnh hưởng tới kinh doanh quyền sử dụng đất. Bởi vậy việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và

nhanh chóng trên thị trường.

2.3 Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh quyền sửdụng đất dụng đất

2.3.1 Phm vi hot động kinh doanh quyn s dng đất ca t chc, cá nhân nước ngoài, người Vit Nam định cư nước ngoài cn được m rng nước ngoài, người Vit Nam định cư nước ngoài cn được m rng

Pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà cụ thể là

được phép kinh doanh quyền sử dụng đất trên thị trường, nhằm thu hút nguồn lực

đầu tư nước ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy thị

trường bất động sản phát triển lành mạnh có tính cạnh tranh cao, đồng thời giải quyết nhiều việc làm, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, trên nguyên tắc bảo đảm

ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững.

Bày tỏ quan điểm về phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam

định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) tán thành với việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo sân chơi bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, đại biểu Tiến cho rằng, bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, do đó phải có quy định cụ thể để vừa đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước, không làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và trật tự cộng đồng, đồng thời tránh được những hệ

lụy có thể phát sinh.30

Theo đại biểu, dự thảo luận cần bóc tách hai vấn đề: Mở rộng phạm vi hoạt

động kinh doanh bất động sản nhưng bên cạnh đó phải tăng cường điều kiện ràng buộc để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước. Đại biểu đề xuất dự thảo cần có quy

GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH 56 SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN

định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đầu tư kinh doanh bất động sản ở

những nơi nhạy cảm như về an ninh quốc phòng; sàng lọc kỹ tư cách pháp lý và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bất động sản; siết chặt thủ tục phê duyệt dự án; tăng cường tính trách nhiệm tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh bất động sản...

Việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được kinh doanh bất động sản là phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, khi cho phép người nước ngoài kinh doanh bất động sản mà cụ thể là kinh doanh quyền sử dụng đất thì bên cạnh đó có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia.

Cần bổ sung, sửa đổi luật này nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất trên thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước với nhau. Đồng thời dự thảo luật cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu các ý kiến để phù hợp với quá trình đổi mới đất nước và để đảm bảo thống nhất giữa các luật khác để

tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu đề tài pháp luật về kinh doanh quyền sử dụng đất (Trang 61)