Góp phần phát triển kinh tế xã hội, quảng bá hình ảnh đất nước,

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 72)

con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Văn hóa và kinh tế - xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, văn hóa phản ảnh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, ngược lại, sự

phát triển kinh tế - xã hội sẽ kéo theo nền văn hóa của nước đó được nâng cao. Nhìn vào thực tế chung, những nước có bề dày văn hóa có nền kinh tế - xã hội phát triển họ rất quan tâm tới việc gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Văn hóa là thứ duy nhất tạo ra sự khác biệt không pha trộn giữa các quốc gia. Bản sắc văn hóa quy định phong cách riêng của mỗi quốc gia nhưng xét cho cùng nó đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại, được con người trân trọng, mong muốn tìm hiểu, khám phá. Việc gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa sẽ xích con người lại gần nhau hơn thông qua các hoạt động thăm quan, tìm hiểu, du lịch đến mỗi quốc gia. Hoạt động du lịch văn hóa sẽ

góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam ta cũng vậy, từ trước thời kỳ đổi mới, có thể nói, văn hóa đã không có nhiều điều kiện để quan tâm đúng mức, nhưng từ lâu, trong mỗi người dân Việt đã luôn nhận thức được rằng, những giá trị văn hóa mà ông cha ta truyền lại là vũ khí lợi hại để gìn giữ cả dân tộc này. Xuất phát từ quan điểm đó, từ khi đất nước bước vào đổi mới, ta đã vực dậy nhiều di sản văn hóa, tôn vinh nhiều giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã nâng niu, trong đó có Hát Ghẹo.

Hát Ghẹo cũng như các hình thức dân ca khác, là một hiện tượng văn hóa dân gian nói chung và âm nhạc nói riêng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội có lịch sử nhiều nghìn năm trên mảnh đất Văn Lang cổ. Trải qua các triều đại Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, Hát Ghẹo vẫn thể hiện một sức sống tiềm tàng và trở thành giá trị truyền thống của dân tộc cần được bảo vệ.

Hoạt động duy trì và bảo tồn Hát Ghẹo Phú Thọ không những duy trì được làn điệu dân ca này mà còn phát triển, đưa Hát Ghẹo lên một tầm cao mới, không những được phổ biến trong phạm vi tỉnh Phú Thọ mà cả ở những

địa phương khác, được bạn bè thế giới biết đến. Tỉnh Phú Thọ có hai vốn dân ca lâu đời, phong phú và đặc sắc, đó là Hát Xoan và Hát Ghẹo.Hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.Theo tôi nghĩ, Hát Ghẹo cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm gìn giữ, phát triển vốn dân ca này.

*Tiểu kết chương 3

Hát Ghẹo là di sản văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà nó là tài sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nó lại rất đặc biệt là văn hóa “tươi” được truyền lại qua đời này sang đời khác cho đến ngày nay. Có thể nói, hoạt động duy trì và bảo tồn Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ là một việc làm cấp bách và cần thiết, nhất là trong giai đoạn đất nước hội nhập và giao lưu văn hóa, bởi nhìn thấy những giá trị “di truyền” của cha ông để lại là nhìn thấy chính dân tộc mình với sức sống mạnh mẽ và tiềm tàng được tiếp sức mạnh từ cội nguồn.

Hy vọng công việc gìn giữ và phát triển Hát Ghẹo đã được Nhà nước quan tâm, cùng với sự quyết tâm cao của tỉnh Phú Thọ, Hát Ghẹo sẽ sống tốt trong lòng nhân dân, dần dần giới thiệu, lan truyền vang xa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế của tỉnh và góp phần làm phong phú nền văn nghệ Việt Nam.

KẾT LUẬN

Phú Thọ là vùng đất Tổ cội nguồn, nơi đây từ hàng nghìn năm trước là trung tâm văn hoá nhà nước Văn Lang. Trên con đường dựng nước và giữ nước người Việt đã không ngừng sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần, từ những huyền thoại truyền thuyết, từ những câu Ghẹo mộc mạc, chân tình, đằm thắm - tài sản vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại. Hát Ghẹo cùng những thể thức, lối diễn xướng của mình đã thể hiện trí tuệ, tình cảm, tư tưởng của người Phú Thọ.

Nghiên cứu về hoạt động duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo ở Phú Thọ (1986 - 2011) để thấy được những gì đã làm được và chưa làm được trong công tácgìn giữ và phát triển các di sản văn hóa nói chung và các làn điệu dân ca nói riêng, trong đó có Hát Ghẹo. Bên cạnh đó cũng phác thảo về không gian văn hóa quê hương Ghẹo, nguồn gốc hình thành, những giá trị lưu truyền của Hát Ghẹo nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng của nó. Qua đó, đánh thức tinh thần tự giác, niềm tự hào của mỗi người dân Việt đối với những di sản văn hóa của dân tộc, chung tay để cùng nhau giữ gìn và phát huy làn điệu Ghẹo – nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ. Đồng thời, đề tài nêu bật sức sống của hát Ghẹo cùng thời gian qua hoạt động tổ chức biểu diễn và khả năng lưu truyền trong dân chúng. Sinh hoạt văn hoá Ghẹo không chỉ là di sản văn hoá phi vật thể của Phú Thọ của dân tộc mà còn là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Trong khi đó, hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì hát Ghẹo đang dần mai một đi ít người quan tâm đến, còn nhiều hạn chế và khó khăn trong công tác tuyên truyền mở rộng loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Chương trình du lịch về nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai thực hiện nhằm giới thiệu hình ảnh quê hương, quảng bá sản phẩm văn hóa đặc

trưng của từng vùng trong đó có hát Ghẹo. Bởi vậy gìn giữ và bảo tồn các làn điệu dân ca đất Tổ Vua Hùng là việc làm cần thiết góp phần thiết thực vào công cuộc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tiễn đời sống âm nhạc đất nước ta trong những năm qua, đặc biệt từ khi có đường lối đổi mới, chủ trương mở rộng giao lưu văn hoá, tiềm lực của truyền thống văn nghệ dân gian nói riêng và văn hoá dân gian nói chung được phát huy mạnh mẽ. Hát Ghẹo vừa đứng trước những thách thức vừa đứng trước những cơ hội với nhiều loại môi trường đa dạng để bảo tồn và phát triển lên một tầm cao mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Đức Hải (1992), Tài liệu quản lý văn hóa, NXB Văn hóa - Thông tin,

Hà Nội.

2. Chu Quang Trứ (1980), Chùa và đình trong sinh hoạt văn hóa của người

Việt, NXB Tạp chí dân tộc học, Hà Nội.

3. Đào Đăng Phượng (2002), Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của cư dân

vùng Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ VHH, Hà Nội.

4. Đinh Tiếp (1987), Hát Đúm Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc Gia Hà nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung

ương 5 khóa V, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

10. Địa chí Vĩnh Phú (1986), Văn hóa dân gian vùng đất Tổ, Sở Văn hóa –

Thông tin Vĩnh Phú, Vĩnh Phú.

11. Lê Hoàng Ý (Chủ biên) (2002), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển

Bách Khoa, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Hòe (1979), Bước đầu tìm hiểu hát Ghẹo Vĩnh Phú, Ty văn

hóa - Thông tin Vĩnh Phú, Vĩnh Phú.

13. Nguyễn Viêm (1996), Lịch sử âm nhạc dân gian cổ truyền, viện nghiên cứu

14. Ngô Văn Phú (1996), Hùng Vương và lễ hội đền Hùng, NXB Hội nhà văn,

Hà Nội.

15. Nguyễn Khắc Xương (1979), Hát Xoan, Hát Ghẹo Vĩnh Phú, NXB Hội Văn

học Nghệ thuật Vĩnh Phú, Vĩnh Phú.

16. Nguyễn Khắc Xương (2008), Phú Thọ miền đất cội nguồn, Nxb Văn hóa

Thông tin tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ.

17. Phạm Lê Hoà (2004), Những âm điệu cuộc sống, NXB Âm nhạc, Thành phố

Hồ Chí Minh.

18. Phạm Trọng Toàn (2004), Phác thảo văn hóa hát Ghẹo, Tạp chí Văn hóa –

Nghệ thuật số 1.

19. Phạm Trọng Toàn (2007), Tương đồng và khác biệt giữa Hát Xoan, Hát

Ghẹo và dân ca Quan họ Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Văn Hóa học, Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

20. Trần Quang Trân (2001), Nghiên cứu về Việt Nam trước công nguyên, NXB

Thanh niên, Hà Nội.

21. Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ LỜI BÀI HÁT GHẸO PHÚ THỌ

1. MỜI TRẦU

(Nữ hát)

Miếng trầu em têm tối qua

Miếng cau bổ vội mang ra mời chàng Trầu này thật nớ trong làng

Không búa không thuốc sao chàng không ăn Chàng ơi nghĩ thế sao đành

Mời chàng hãy cố cầm ăn miếng trầu Cơ hàn mới nhớ được lâu

Không ăn nói trước quyên sau ra gì Ăn vào nó nặng như chì

Nó nhẹ như bấc lấy gi trả ơn Lấy gì công báo nghĩa đền

Cho vui lòng đấy kẻo phiền lòng đây Trầu thậm cay mời chàng cầm lấy Duyên kết bạn tình ơi

Thưa anh ! 2. HÁT ĐỐ

Nữ:

Cái gì năm núi năm khe

Quả gì đèm đẹp như đe thợ rèn Quả gì kẻ ước người ao

Cái gì sáng tỏ như sao trên trời Cái gì ăn đủ năm mùi

Cái gì bé nhỏ có người ngồi trong Cái gì chạm bốn chữ rồng

Cái gì cùi trắng nước trong hỡi chàng Cái gì xanh đỏ tím vàng

Cái gì ăn phải dạ càng ngẩn ngơ Duyên kết bạn tình ơi

Thưa anh!

Nam:

Rằng người thương ơi ! Quả khế năm múi năm khe

Bằng bằng hẹp mép như đe thợ rèn Quả mận kẻ ước người ao

Ngọn đèn sáng tỏ như sao trên trời Quả lê ăn đủ năm mùi

Gừng tàu bé nhỏ có người ngồi trong Quả chuông tạc bốn chữ đồng

Quả dừa cùi trắng nước trong hỡi nàng Hòn đá lăn lóc giữa đường cái đi Quả mít thì nó xù xì

Quả mơ tháng bảy ta thì ăn chơi Dù già sít đến rụng rời

Còn các thứ quả ăn chơi trong nhà Bùa yêu ăn phải dạ càng ngẩn ngơ Duyên kết bạn tình ơi

3. BÀ RÍ

Bà Rằng bà Rí Hỡi rằng bà đi Hỡi đi là đâu Bà đi khắp chốn Nối dây tơ hồng Cái duyên ông chồng Làm khổ cả đời tôi Hỡi bà Rí ơi

Bà Rằng bà Rí ơi

Chồng gì mà chồng bé Bé tẻo tèo teo

Chân đi cà kheo Lúc đi phải cõng Lúc không phải bòng Cái duyên ông chồng Làm khổ cả đời tôi Hỡi bà Rí ơi Bà Rằng bà Rí ơi Chồng gì chồng ngáy Ngáy ỏ ò o Đêm thì nằm co Làm ăn lười biếng Chẳng lo học hành Cái duyên ông chồng

Làm khổ cả đời tôi Hỡi bà Rí ơi

Bà Rằng bà Rí ơi

4. DUYÊN PHẬN PHẢI CHIỀU

Duyên phận phủ lý phải chiều là đôi chúng ta. Duyên phận phủ lý phải chiều cái dây tơ hồng tình xe vấn vít, cái sợi chỉ điều bà Nguyệt khéo xe là đôi chúng ta. Duyên phận phủ lý phải chiều.

5. BÀI 36 THỨ CHIM

Trên rừng 36 (chim tôi mà) thứ chim thứ chim là chim chèo bẻo, thứ chim (tôi) chích choè, trong Quan họ người trồng tre này còn như.Người trồng tre cho tôi biết tre tôi mà thứ tre, thứ tre là tre chẻ lạt thứ tre tôi để làm nhà.Trong Quan họ người trồng cà, này còn như. Người trồng cà cho tối biết là có thứ cà là thứ cà bà cà tia tía cùng có (a) thứ cà là thứ cà là xanh xanh, trong Quan họ người trồng chanh này còn như. Người trồng chanh cho tôi biết mà thứ chanh, thứ chanh là chanh ăn quả, như chanh tôi để gội đầu. Trong Quan họ người trồng dâu này còn như người trồng dâu cho tôi biết. Dâu tôi mà thứ dâu, thứ dâu là dâu ăn quả thứ dâu tôi để chăn tằm, một nong tằm là 5 nong kén là chín có nén tơ, là hỡi hư song hỡi hời hư.

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG HÁT GHẸO PHÚ THỌ

1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ (trong thời kỳ đổi mới đất nước)

2. Bản đồ nhà nước Văn Lang

3. Biểu diễn Hát Ghẹo ở lễ hội Đền Hùng

(Nguồn: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam)

4. Không gian biểu diễn Hát Ghẹo ở đình làng Nam Cường

5. Hát Ghẹo ở Đình làng Nam Cường

(Nguồn: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam )

6. Biểu diễn Hát Ghẹo ở Bảo tàng Hùng Vương

7. Biểu diễn Hát Ghẹo tại đình làng xã Thục Luyện

(Nguồn: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam)

8. Các nghệ nhân trong Câu lạc bộ Ghẹo Nam Cường

9. Quan anh Hùng Nhĩ và 16 Quan chị Nam Cường

(Nguồn: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam)

10. Các Quan chị Hát Ghẹo làng Hùng Nhĩ

11. Hát Đố Hoa

(Nguồn: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam)

12. Hát Giọng Ví tiễn chân có nhạc cụ đệm theo

13. Hát Ví tiễn chân không có nhạc cụ đệm

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 72)