Khôi Phục Hát Ghẹo trong lễ hội

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 50)

Để khôi phục Hát Ghẹo trong lễ hội phải nhận thức được giá trị của Hát Ghẹo trong lễ hội.

Lễ hội mang tính cộng đồng thể hiện qua sự cộng cảm, mọi người tham gia trình diễn, sáng tạo và hưởng thụ. Đến với lễ hội, âm nhạc trở về những làn điệu truyền thống, hòa mình vào dòng người đông đúc dự hội, giải trí tìm lại sự thanh thản tâm hồn, dí dỏm và vô tư. Lễ hội Đền Hùng hàng năm tổ chức sau phần nghi lễ thì tiếp đến là phần hội diễn ra rất sinh động và hấp dẫn không thể thiếu những câu hát Ghẹo trữ tình đằm thắm. Nhằm bày tỏ tâm tư, tình cảm, ước vọng, khi tiếng nhạc cất lên như tiếng kích động lòng người. Chức năng của âm nhạc là giải trí đầu tiên thì khi đến với hát Ghẹo cũng vậy, hướng đến những niềm lạc quan vui vẻ trong cuộc sống, xoa dịu tâm hồn con người. Những câu hát giao duyên trữ tình ấy cất lên trong lễ hội đã làm cho đêm trăng trở nên tình tứ hơn, thơ mộng hơn như sợi dây se lòng se duyên cho những đôi trai gái bắt nhịp vào câu chuyện:

“Miếng trầu để đĩa bưng ra Xin anh nhận lấy để mà thở than”.

(Ví Đãi trầu) [21, tr.35]

Bên cạnh đó đến với lễ hội phần nào giới thiệu quảng bá hát Ghẹo đến bạn bè trong và ngoài nước, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.

Đó không những là sản phẩm văn hóa tinh thần của một miền quê mà của cả cộng đồng xã hội. Những câu nói giọng hát như một đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội tồn tại cùng thời gian kết tinh truyền thống văn hóa dân

tộc, cộng đồng dân cư.

Ca hát giao duyên nam nữ diễn ra trong hội làng giúp tuổi trẻ vui chơi thoải mái với ý nghĩa cảm thông chia sẻ. Từ xa xưa các cụ đã có kinh nghiệm

sâu sắc đúc kết thành câu tục ngữ: “có nam có nữ mới nên xuân”, cần phải có

đùa bỡn, cợt ghẹo, có giao lưu tình cảm có văn nghệ đáp ứng nhu cầu của lớp trẻ. Hát Ghẹo không chỉ làm giàu thêm thế giới tâm hồn của con người, làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn mà còn khẳng định sự tồn tại của một dân tộc trên trái đất. Đó cũng chính là cơ sở cho một niềm tin về sức sống trong tương lai của sinh hoạt văn hoá dân gian hát Ghẹo độc đáo ở Phú Thọ.

Việc khôi phục Hát Ghẹo như truyền thống ở những nơi sinh ra nó là việc làm rất quan trọng có ý nghĩa như một bảo tàng sống.Một mặt khác mở rộng phát triển trong cộng đồng để nó thực sự góp phần nâng cao đời sống tinh thần rộng rãi trong nhân dân cũng phải được quan tâm.Có như vậy mới phát huy được giá trị truyền thống. Nếu không làm được điều này sự cố gắng khôi phục của chúng ta ý nghĩa của nó cũng sẽ giảm đi. Việc mở rộng Hát Ghẹo ra nhiều địa bàn trong các sinh hoạt cộng đồng không phải là một điều mới mẻ mà nó đã được làm từ năm 1955 cho đến nay đã có những kết quả

nhất định.

Như chúng ta đã biết, mỗi vốn dân ca hình thành và phát triển đều gắn với một tục lệ nhất định nào đó. Hát Xoan với tục lệ hát cửa đình vào những ngày hội mùa xuân ở một số làng.Hát Ghẹo với tục nước nghĩa. Hiện nay, ca nhạc nhẹ phát triển rầm rộ vì nó có nhiều đất hoạt động để sống như: nhà hàng, khách sạn, các quán karaoke, sàn nhảy, các cuộc liên hoan, ngày lễ,…Vậy Hát Ghẹo đất hoạt động để nuôi sống ở đâu? Nếu không cho nó

miếng đất mới để sống thì chỉ hô hào suông mà thôi. Đối với Hát Ghẹo, việc khôi phục ở những nơi hội làng có tục hát kết nghĩa trước đây để cho vốn dân ca này được sống trong môi trường truyền thống của nó. Việc khôi phục các lễ hội nhằm phát huy mặt tích cực của các hội làng rất có ích cho việc xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, xây dựng sự đoàn kết của toàn thể dân làng, tạo cho mỗi người niềm tự hào về lịch sử của dân tộc, niềm tin vào tương lai phát triển tốt đẹp của đất nước. Hơn nữa nó còn góp phần nuôi dưỡng bản sắc dân tộc.Việc đáng chú ý là cần có sự tổ chức quản lí tốt các lễ hội, hạn chế mặt tiêu cực để đem lại những hiệu quả thiết thực. Về tục kết nghĩa, hiện nay vẫn còn được phát huy, không chỉ ở làng này với làng kia mà còn được phổ biến ở tầm rộng hơn, kết nghĩa tỉnh này với tỉnh kia, thậm chí thành phố, tỉnh của nước này kết nghĩa với thành phố, tỉnh của nước kia để tạo ra mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nội dung kết nghĩa giữa hai làng cần đổi mới, bổ sung để phù hợp và có tác dụng thiết thực trong cuộc sống hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 50)