Ở làng Nam Cường, xã Thanh Uyên thuộc huyện Tam Nông có tục hát Ghẹo.Hàng năm cứ ngày mùng 7 tháng giêng nhân dân ở đây tổ chức hội làng (tiệc tế Xuân Nương) và ca hát những giai điệu Ghẹo, những nghệ nhân ở đây sẽ kể cho ta nghe về nguồn gốc của hát Ghẹo Phú Thọ.
Ngày xưa, đình làng Nam cường bị cháy, để làm lại đình, dân làng đã gom góp tiền bạc, thóc gạo, rồi chọn những trai làng cường tráng đi ngược dòng sông Búa tìm đến những bản ở sát vùng rừng có gỗ quý và lấy gỗ về dựng đình. Đám thanh niên trai tráng làng Nam Cường đã nhờ dân ở mấy bản, nhưng chỉ đến xã Thục Luyện (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ ngày nay) thì mới nhận được sự giúp đỡ của người dân ở đây. Thục Luyện là xã của
đồng bào dân tộc Mường, nhưng nghe nói dân Nam Cường đi tìm gỗ về dựng đình thì rất nhiệt tình. Họ đi tìm gỗ, đẵn gỗ rồi còn mang gỗ xuống sông, kết thành bè cho trai làng Nam Cường thả trôi theo sông mang về. Bè gỗ xuôi đến địa phận xã Hùng Nhĩ (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) thì mắc cạn. Đám trai làng Nam Cường vừa hò dô, vừa gắng sức đẩy mãi mà bè vẫn không di chuyển được. May sao dân xã Hùng Nhĩ ở gần nơi bè mắc cạn đã kéo nhau ra giúp đám trai làng Nam Cường đẩy bè ra khỏi chỗ mắc cạn. Trong lúc cùng nhau đẩy bè ra khỏi chỗ mắc cạn, trai làng Nam Cường và dân Hùng Nhĩ (trong đó có nhiều cô gái) vừa làm vừa hát hò, không khí lao động rất vui vẻ. Khi đình làng Nam Cường khánh thành, cảm tạ tấm lòng của nhân dân hai xã Thục Luyện và Hùng Nhĩ, dân làng Nam Cường đã mời họ về dự. Để nhớ lại lúc cùng nhau vừa đẩy bè vừa hò hát thắm đượm tình nghĩa, trai làng Nam Cường và các cô gái Thục Luyện, Hùng Nhĩ lại cất lên những câu hát năm xưa. Từ đó trở đi, dân làng Nam Cường và dân làng Thục Luyện, Hùng Nhĩ kết nghĩa với nhau làm anh em, họ đều tự nhận mình là em và gọi bạn là anh, nên không có phân biệt ngôi thứ. Và cũng từ đó, mỗi khi có những ngày hội hè, tế lễ của mỗi làng, họ lại qua lại thăm nhau như anh em ruột thịt.Đồng thời những ngày này, trai gái Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ lại ca hát với nhau.Theo quy ước, đã là kết nghĩa anh em thì trai gái các làng kết nghĩa không được lấy nhau. Hình thức ca hát giữa trai gái làng Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ được gọi là hát Ghẹo hay hát Nước Nghĩa (kết nghĩa) (theo lời kể của ông Nguyễn Duy Tưởng, Chủ nhiệm câu lạc bộ hát Ghẹo Nam Cường – Thanh Uyên).
Ngoài truyện kể nói trên, theo các nghệ nhân hát Ghẹo kể lại thì sự tích hát Ghẹo bắt nguồn từ việc nhân dân hai làng Nam Cường và Thục Luyện đều thờ chung Đức Thánh Mẫu Xuân Nương – một vị tướng của bà Trưng Trắc. Nghe tin nơi thờ Xuân Nương ở Nam Cường bị cháy, dân xã Thục Luyện và
xã Hùng Nhĩ đã giúp xã Nam Cường sửa lại nơi thờ bà Xuân Nương rồi hai làng kết nghĩa. Khi khánh thành đình, làng Nam Cường mở hội và mời dân làng Thục Luyện, Hùng Nhĩ đến dự. Ngày hội có hai phần: ban ngày thì tế lễ cầu thánh, ban đêm thì hát đối đáp trao duyên của trai gái Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ, lệ này có từ lâu đời. Ở vùng có tục hát Ghẹo còn có vài truyện kể về dân làng Nam Cường với dân làng Cao Mại hay dân làng Nam Cường với dân làng Thanh Uyên, đầu tiên là có mâu thuẫn tranh chấp quyền lợi, sau hòa hảo kết nghĩa anh em với nhau. Từ mối quan hệ kết nghĩa dẫn đến sinh hoạt hát Ghẹo sau các phần tế lễ ở đình làng vào ngày hội làng.
Như thế, sinh hoạt hát Ghẹo là một bộ phận cấu thành của hội làng.Mặc dù không tham gia trực tiếp vào nghi thức lễ, song hát Ghẹo vẫn nằm trong tổng thể của sinh hoạt tín ngưỡng, nó cũng tương tự như chặng hát Hội của sinh hoạt hát Xoan.
Về tên gọi hát Ghẹo: tên gọi của một số lối hát dân gian ở nước ta nhiều khi không thể hiện và biểu lộ được tính bản thể của nó. Thậm chí tên gọi của một số lối hát còn rất ngẫu nhiên.Hát Ghẹo chưa có tài liệu nào giải thích về tên gọi. Như vậy hát Ghẹo cũng có thể do một sự ngẫu nhiên nào đó mà có tên. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn thì “ghẹo” có nghĩa là trêu. Trong dân gian, chữ “ghẹo” cũng có nghĩa là trêu đùa.Nhưng trêu đùa ở đây là vui vẻ, dí dỏm chứ không có nghĩa là chòng ghẹo, sàm sỡ.Có thể về lối hát đối đáp giữa nam và nữ này khởi thủy cũng có những câu ca ví von trêu đùa tinh nghịch nên dân gian mới gọi là hát Ghẹo. Ví dụ lời ca trong bài “Thách cưới” có những câu như:
“Xin anh trăm chiếc chiếu hoa. Rải từ đường cái họ nhà đưa dâu Xin anh ức lược chải đầu
Xin anh tám vạn ống tăm
Gạo gié trắng ngần, trâu bò thả chật cánh đồng thì thôi Em thách cho thỏa tấm long
Liệu chừng anh có đèo bòng được chăng?
(Thách cưới – Gánh cưới) [21, tr.35]
Hay là:
Làm giàn cho mướp nó leo Nó leo quắn qua quắn quéo Em đố anh uốn được nó ngay.
(Thách cưới – Gánh Cưới) 1.2.2. Ảnh hưởng của lối Hát Đúm trong vùng có Hát Xoan
Nghiên cứu các truyện kể dân gian nói về nguồn gốc lịch sử và sự hình thành Hát Ghẹo, đặc biệt qua khảo sát một số làng có tục Hát Ghẹo, chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:
- Một trong những chủ nhân chính sáng tạo nên Hát Ghẹo là dân làng Nam Cường.
- Trước khi có sinh hoạt Hát Ghẹo, nhân dân các làng xã có tục Hát Ghẹo đã có những sinh hoạt ca hát dân gian khác.
- Tục kết nghĩa có quan hệ mật thiết tới sinh hoạt Hát Ghẹo. Tuy nhiên, Hát Ghẹo không phải được hình thành từ tục kết nghĩa. Trong lễ khánh thành đình, dân làng Nam Cường và Hùng Nhĩ, Thục Luyện tổ chức cho nam nữ hát đối đáp giao duyên (có thể là Hát Ví, Hát Đúm,…). Lối hát đối đáp giao duyên này gọi là Hát Ghẹo.Như thế tên gọi Hát Ghẹo chỉ có thể xuất hiện sau khi có thiết chế đình làng.
- Làng Nam Cường không có tục Hát Xoan, song lại nằm trong vùng có Hát Xoan, đặc biệt giữa Nam Cường và làng Cao Mại (nơi có tục Hát Xoan)
có quan hệ kết nghĩa. Có thể lối hát đối đáp (Hát Đúm) giữa các cô đào
phường Xoan An Thái với trai làng Cao Mại là cơ sở để hình thành nên Hát Ghẹo.
1.2.3. Ảnh hưởng của chặng Hát Hội trong Hát Xoan
Làng Hùng Nhĩ và Nam Cường có quan hệ kết nghĩa và là những địa danh có Hát Ghẹo.Nhưng Hùng Nhĩ còn có quan hệ kết nghĩa với Hương Nộn, mà Hương Nộn lại có tục Hát Xoan.Nhiều công trình nghiên cứu đã cho biết Hát Xoan là lối hát cổ nhất của người Việt. Do đó cũng có thể giả định, Chặng Hát Hội trong Hát Xoan đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự hình thành Hát Ghẹo.
Nam Cường và Thanh Uyên là hai làng nằm ven bờ sông Thao, nơi đây địa hình bằng phẳng, đồng lúa mênh mông, đồi gò có nhưng không nhiều. Vùng này thời các vua Hùng thuộc bộ Văn Lang, cách kinh đô Văn Lang khoảng 30 km theo đường chim bay. Mặc dù nằm trong bộ Văn Lang của các vua Hùng, nhưng vùng quê hương Hát Ghẹo vào thời đó các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy những chứng tích nào chứng tỏ là nơi quần cư đông đúc. Những di chỉ văn hóa từ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,… ở vùng này cũng rất ít. Chỉ từ nền văn hóa Đông Sơn tới các thời đại sau này, vùng quê hương của Hát Ghẹo mới là một trong những điểm tụ cư đông đúc. Chính vì thế, có thể sinh hoạt văn hóa Hát Ghẹo ở vùng này có sau sinh hoạt văn hóa Hát Xoan.
Hát Xoan và Hát Ghẹo trong diễn xướng đều có những câu Hát Ví: Trúc ở mai về mai nhớ trúc
Mai ở trúc về trúc nhớ mai (Hát Xoan) [10, tr.14]
Biết là tin tức thế nào
Không chỉ Hát Xoan, Hát Ghẹo mà các hình thức đối đáp giao duyên của người Việt ở trung du và châu thổ sông Hồng đều có những câu Hát Ví.Hát Ví được hát ở mọi nơi, mọi lúc. Âm nhạc Hát Ví rất giản đơn. Lời ca Hát Ví mộc mạc.Hát Ví cũng như Hát Đúm (trong Hát Xoan) chỉ có một làn điệu. Một số bài bản, làn điệu (và cả tên gọi) Hát Xoan, Hát Ghẹo cũng giống
nhau: Xẻ ván bắc cầu – Xẻ ván, Mời trầu – Thết trầu. Các sinh hoạt ca hát cứ
đan xen nhau chứng tỏ Hát Ví, Hát Đúm, Hát Xoan, Hát Ghẹo có mối quan hệ mật thiết.
1.3. Hoạt động của Hát Ghẹo Phú Thọ trước năm 1986
1.3.1. Giá trị lưu truyền của Hát Ghẹo Phú Thọ
Từ Nam Cường ngược dòng sông Thao, sông Bứa đi thuyền hay đi bộ cũng phải mất vài ba ngày mới đến Hùng Nhĩ, Thục Luyện. Không phải các làng liền kề nhau thế mà Nam Cường lại kết nghĩa anh em với Hùng Nhĩ và Thục Luyện từ lâu đời. Chứng kiến những cuộc đón tiếp nhau giữa người dân Nam Cường với người dân Hùng Nhĩ, Thục Luyện thật là thân mật, gần gũi, đúng như anh em trong nhà. Không biết tục kết nghĩa anh em giữa Nam Cường, Hùng Nhĩ, Thục Luyện để hát Ghẹo có từ bao giờ nhưng các cụ nghệ nhân tuổi ngoài 80 đều nói lúc mới chin, mười tuổi đã thấy ông bà nội, ngoại hát Ghẹo. Như vậy, truyền thuyết về dân làng Hùng Nhĩ, Thục Luyện giúp dân làng Nam Cường đẵn gỗ, kéo gỗ về dựng đình có thể là chuyện có thật. Mặc dù đình làng Nam Cường giờ không còn nữa, nhưng có những phiến đá to để kê chân cột đình, nền đình còn có móng rất rộng, chứng tỏ có một ngôi đình rất lớn đã từng hiện diện ở đây. Việc xây dựng đình, khánh thành đình rồi tổ chức ca hát có tên gọi hát Ghẹo có thể là sự thật lịch sử trở thành truyền thuyết.
Hát Ghẹo Phú Thọ thường diễn ra vào mùa xuân và thu trong những ngày hội làng. Trước ngày hội khoảng một tháng, những làng có tục hát Ghẹo thường có cuộc họp bàn về việc tế lễ và những sinh hoạt vui chơi trong những ngày hội.Những cuộc họp này được gọi là cầu hội diện có nghĩa là cầu họp
mặt để bàn kỹ càng về tổ chức hội và luyện tập hát Ghẹo. Về việc tổ chức hội do các vị chức sắc trong làng lo. Việc luyện tập hát Ghẹo giao cho một bà (hoặc ông) có nhiều kinh nghiệm tham gia hát Ghẹo, thuộc nhiều giọng điệu, khi hai bên nam nữ hát đối đáp thì thường là bên nữ hát trước rồi mới đến bên nam. Đây là phép lịch sự, tôn trọng phụ nữ, một nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt hát Ghẹo, hơn thế nữa, nó bắt nguồn từ truyền thống đạo lý của người Việt từ xa xưa đã hết sức kính trọng người mẹ. Vai trò của người mẹ, người vợ trong xã hội trong gia đình đều ngang bằng như người cha, người chồng, thậm chí có vai trò quyết định (lệnh ông không bằng cồng bà). Tục hát Ghẹo thường do bên nữ hát trước chính là xuất phát từ ý thức này. Vì vậy hát Ghẹo còn được gọi là hát Ghẹo Anh, phải chăng đây là tàn dư chế độ xã hội nguyên thủy của người Việt? Phạm trù triết học đã chỉ rõ: trong cái ngẫu nhiên có cái tất nhiên. Tên gọi của các lối hát dân gian người Việt nói chung, hát Ghẹo nói riêng có thể từ cái ngẫu nhiên mà được đặt tên nhưng nó có từ cái tất nhiên của một quá trình vận động với những đặc thù của nó, để trở thành một tên gọi riêng biệt. Chính vì thế nội hàm của hát Ghẹo không phản ánh toàn bộ tính chất như tên gọi của nó với ý nghĩa là trêu đùa, chòng ghẹo mà nó là một lối sinh hoạt ca hát giao duyên, là một bộ phận cấu thành của hội làng, nằm trong tổng thể của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.
Nhận thức được những giá trị quý báu của sinh hoạt văn hóa Ghẹo, song song với công tác nghiên cứu, sưu tầm, công tác tổ chức, khôi phục và trình diễn hoạt động sinh hoạt văn hóa này cũng được tiến hành.
1.3.2. Hoạt động của Hát Ghẹo Phú Thọ trước năm 1986
Từ năm 1955, việc khai thác, sưu tầm và phát huy vốn văn nghệ cổ truyền đã được chú ý. Các đoàn văn công nhân dân, quân đội từ Trung ương
đến địa phương đã tới các nơi có dân ca, dân vũ khai thác đem về nâng cao xây dựng thành tiết mục biểu diễn.
Ngay sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta cuối năm 1954 đầu năm 1955, hòa vào không khí hòa bình, các hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức ở nhiều tỉnh và các khu vực, đặc biệt là Đại hội Văn công toàn quân, Đại hội Văn công tào quốc. Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2 – 9 – 1954, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng toàn tỉnh.Huyện nào cũng có đoàn văn nghệ tham dự, nghệ nhân làng Ghẹo Nam Cường đã trình diễn trước đông đảo người xem những tiết mục nguyên sơ của làn điệu Ghẹo cùng với các làn điệu Xoan của các nghệ nhân làng Xoan Kim Đức. Sau hội diễn văn nghệ tỉnh Phú Thọ, một số nghệ nhân Xoan, Ghẹo lại được mời tham gia hội diễn khu Việt Bắc (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang). Thời gian này, các diễn viên của đoàn văn công Phú Thọ đã được các nghệ nhân Ghẹo truyền dạy nhiều bài bản, làn điệu Ghẹo gốc.Tháng 12 – 1954, đoàn văn công tỉnh Phú Thọ đã mang tiết mục Ghẹo tham gia hội diễn ở Hà Nội. Những làn điệu, bài bản hát Ghẹo Phú Thọ độc đáo, đặc sắc từ đây đã được giới thiệu với công chúng, được các nhà nghiên cứu về văn hóa và âm nhạc rất quan tâm. Nhưng thật đáng tiếc các hoạt động học tập và trình diễn dân ca Ghẹo sang năm 1955 lại đi vào quên lãng. Trong khoảng thời gian rất dài từ 1956 đến 1990, dân ca Ghẹo chỉ còn thi thoảng vang lên trên sóng của Đài tiếng nói Việt Nam hoặc qua một số các hội diễn văn nghệ không chuyên ở tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc). Từ năm 1991 đến nay, dân ca Ghẹo dần dần được chú ý hơn qua một số các cuộc Hội thảo khoa học, Hội diễn văn nghệ cấp tỉnh. Một số làng có tục hát Ghẹo gốc đã khôi phục lại những sinh hoạt văn hóa Hát Ghẹo cổ truyền.Tất cả những gì đã làm với di sản văn hóa phi vật thể quý giá Hát Ghẹo từ trước đến nay là quá khiêm tốn.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay trên quê hương hát Ghẹo đã có nhiều những hoạt động nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy, phát triển sinh hoạt văn hóa Ghẹo.
Tuy nhiên, sinh hoạt Hát Ghẹo hiện nay không khỏi khiến ta bàng hoàng, lo lắng cho di sản văn hóa phi vật thể này. Về Nam Cường, qua Hùng Nhĩ, Thục Luyện (quê hương Hát Ghẹo) mới thấy, Hát Ghẹo lâu lắm rồi không còn sinh hoạt đối đáp, giao duyên như ngày xưa. Những người hát được nhiều bài Ghẹo đều đã tuổi cao, sức yếu.Hiện nay ở xã Thanh Uyên (Nam Cường là một thôn của Thanh Uyên) cso thành lập câu lạc bộ Hát Ghẹo, thành viên câu lạc bộ chủ yếu cũng là các bà.Mỗi khi diễn lại cảnh sinh hoạt hát Ghẹo ngày xưa, các bà lại phải đóng giả quan anh để hát đối đáp. Mặc dù ông Tưởng, chủ nhiệm câu lạc bộ Hát Ghẹo Thanh Uyên rất nhiệt tình, hăng hái cho công việc của câu lạc bộ nhưng lực bất tòng tâm. Nam thanh niên thì thi thoảng có một hai người đến tham gia.Nữ thanh niên cũng có một vài người tham gia, nhưng khi đi lấy chồng thì bỏ luôn câu lạc bộ. Tục kết nước nghĩa Hát Ghẹo giữa Nam Cường và Hùng Nhĩ, Thục Luyện không còn duy trì nữa. Kinh phí để tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ không có. Nội dung