Chủ trương của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 45)

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cho biết: “Ở Nhật Bản người ta có một biện

pháp hay một phương thức bảo tồn, phát huy, phát triển một thể loại nghệ thuật sân khấu cổ rất hiệu quả. Đó là việc bảo tồn, phát huy, phát triển kịch Nô. Cùng với việc tổ chức biểu diễn kịch Nô cổ truyền, người ta tổ chức biểu diễn kịch Nô theo hướng hiện đại. Tuy nhiên kịch Nô cổ truyền có số lượng người xem đông hơn kịch Nô hiện đại.Mô hình về bảo tồn kịch Nô ở Nhật Bản chúng ta cần tham khảo” [8, tr.70].

Từ thập kỷ 70 đến 90 của thế kỷ XX dân ca Ghẹo đã được phổ biến rộng rãi ở Phú Thọ, nhiều đội văn nghệ cấp huyện đã dàn dựng được những chương trình văn nghệ chuyên đề Ghẹo.Một số các tiết mục, các ca cảnh, ca khúc đã được quần chúng đón nhận, gây ấn tượng tốt với khán giả.Đồng thời đạt được những giải thưởng cao của các hội diễn văn nghệ ở TW. Nhạc sĩ Cao Khắc Thuỷ và Nguyễn Kinh trên cơ sở của âm nhạc, lời ca cũ của dân ca

Xoan, Ghẹo sắp xếp lại thành ca cảnh “Trống hội mùa xuân”. Nhiều ca khúc hay được lấy làn điệu từ dân ca Ghẹo như “Tâm tình thợ xây đất Tổ” của Hùng Khang, “Đi tìm con sáo sang sông” của Đào Đăng Hoàn.

Ở cấp TW, một số các Vụ, Viện như Vụ Đào Tạo, Viện Văn hoá - Thông tin đã phối hợp tỉnh Phú Thọ tổ chức nhiều Hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khoa học, Bảo tàng học, Sử học, Văn hoá học, Nghệ thuật học… Kỷ yếu các cuội Hội thảo là những công trình nghiên cứu khoa học công phu, góp phần to lớn cho công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy, phát triển các sinh hoạt văn hoá Ghẹo.

Hiện Viện Âm nhạc (Nhạc viện Hà Nội) đang lưu giữ khá nhiều băng đĩa hình, tư liệu về âm nhạc hát Ghẹo. Với các điều kiện, phương tiện, thiết bị bảo quản hiện đại, chúng ta hi vọng công tác bảo tồn các di sản văn hoá, nghệ thuật này sẽ tồn tại lâu dài.

Trong việc phát huy giá trị văn hoá hát Ghẹo nhiều năm qua các đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên đã sử dụng nhạc cụ (nhạc cụ dân tộc, nhạc phương Tây) để đệm cho hát Ghẹo. Quan trọng hơn cả, nhạc cụ đệm người hát Ghẹo ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và không nghiệp phải hiểu và nắm vững được phong cách kỹ năng thanh nhạc vào các bài dân ca này.

Trường Văn hoá - Nghệ thuật Phú Thọ đã xây dựng nội dung chương trình cho môn học dân ca Xoan, Ghẹo. Nhưng giáo viên hát chưa đảm nhiệm được và lên kế hoạch mời các nghệ nhân về dạy hát biên soạn các làn điệu, bài bản dân ca Ghẹo vào chương trình môn học âm nhạc hoặc các chương trình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của trường để các thế hệ học sinh hiểu biết, thuộc và yêu mến dân ca quê hương mình.

Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ văn hoá, sáng tác, giảng dạy và biểu diễn hát Ghẹo. Dưới sự hướng dẫn và quản lý của Bộ Văn hoá Thể thao

và Du lịch sẽ làm nhiệm vụ bảo tồn hát Ghẹo thông qua hình thức các câu lạc bộ với chế độ bảo tồn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 45)