Tạo cơ sở cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính chất truyền

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 68)

thống, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia

Hát ghẹo là tiếng hát phản ảnh hiện thực của nông thôn Việt Nam, phản ánh đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, do vậy nó gần gũi với mọi tầng lớp, tạo nên sự gắn kết cộng đồng trong đời sống nhân dân.

Phường Ghẹo là tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người trong làng. Các thành viên trong phường Ghẹo đều thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Họ hát Ghẹo đơn giản chỉ vì họ say hát, yêu nghề, vì lòng tha thiết với nghệ thuật dân tộc. Cả năm họ làm thuê cấy mướn tha hương cầu thực nhưng khi gió rét đông về , họ cũng về với xóm làng như về với tổ ấm và cùng với những người yêu Ghẹo họp nhau ôn lại những điệu Hát Ghẹo trữ tình. Tới tháng giêng, họ ra đi tới những làng xómđang vang dội tiếng trống hội làng. Mùa xuân qua họ lại trở về với con trâu, cái cày, với cuộc đời lao động nặng nhọc. Chính những lời ca tiếng hát của Ghẹo đã tạo cơ sở cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong cư dân nông nghiệp ở các làng cổ Văn Lang.

Đặc biệt, trong Hát Ghẹo có lưu giữ tục kết nghĩa mặc dù hiện nay tục này không được duy trì nhưng vẫn có thể khôi phục, đó là kết nghĩa giữa làng nọ với làng kia như anh em nhằm tri ân nghĩa tình giúp đỡ lẫn nhau trong trong lao động và cuộc sống ở các làng Ghẹo gốc. Ghẹo gắn kết mọi người trong gia đình, trong làng và với các làng xung quanh, thể hiện niềm tin, mơ ước về một mùa màng bội thu, về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cư dân trong làng. Ghẹo là tiếng hát của đông đảo cư dân lao động mỗi dịp xuân về, nó gắn kết mọi người trong lễ hội nhờ những tiếng hát mộc mạc trữ tình.

Đặc điểm này cũng là nét chung của các làn điệu dân ca Việt Nam. Bởi đa phần các làn điệu dân ca đều xuất phát từ lời ca tiếng hát của nhân dân,

phản ánh bức tranh hiện thực của nông thôn Việt Nam, khái quát lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày của cư dân. Đồng thời nó thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, về tình yêu đôi lứa,… và luôn được thể hiện trong những dịp lễ hội nên thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Để làm nên sức sống của hát Ghẹo và duy trì cho đến ngày nay thì các nghệ nhân, người sáng tác luôn say sưa với hát Ghẹo bằng tâm huyết của mình để truyền dạy cho thế hệ sau. Nam Cường vùng quê của những câu Ghẹo ra đời và dần đi vào cuộc sống được nhân dân đón nhận. Hát Ghẹo không chỉ hát khi lễ hội đến mà vào những đêm trăng sáng thì những câu ca dí dỏm vui đùa lại vang lên, giọng ca như gợi thương gợi nhớ, làm xốn xang lòng người. Không chỉ với lớp trẻ mà cả các cụ ông cụ bà tóc đã bạc răng đã long vẫn như còn sống lại thời trai trẻ, thanh xuân còn đi hát ngày nào. Ai cũng mong được đóng góp lời ca của mình để hát Ghẹo được hồi sinh, đưa hát Ghẹo không chỉ là chuyện của một hay vài người mà là sự đóng góp của mọi người dân Nam Cường, trong huyện và trong tỉnh.

Với nỗ lực truyền dạy không ngừng của bà cụ Hoàng Thị Cừu (nghệ nhân Ghẹo) cho lớp trẻ, năm 2009 đã dược Viện trưởng Viện âm nhạc tặng giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn di sản văn

hoá.

Ngẫu hứng đối đáp giao duyên từ người lao động ruộng rẫy cho đến bậc trung lưu, thượng lưu trí thức thành thị ai ai cũng có thể hát được hình

thành loại hình nghệ thuật. Bài36 thứ chim từ nhịp 2/2 ban đầu theo thời gian

đã được nghệ nhân dân gian tạo ra nhịp 3/3 cho đến nay vẫn giữ nguyên giá

trị và nhiều thế hệ yêu thích là một minh chứng.

Hát Ghẹo lời ca ý nhị đối đáp trêu ghẹo, đây cũng chính là nét đặc trưng làm nên tính độc đáo và sức sống của sinh hoạt văn hoá với truyền thống lâu năm này.

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)