Thuận lợi

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 54)

Tự hào là quê hương nơi khởi nguồn câu hát Ghẹo đậm nét dân ca, cùng với sự giúp đỡ nhiều, ngành… Đảng uỷ và chính quyền cũng như nhân dân Phú Thọ đã và đang có những hoạt động gìn giữ và phát huy những giá trị nhiều mặt của mảng văn nghệ dân gian này.

Việc bảo tồn và phát triển hát Ghẹo trên quê hương Phú Thọ hôm nay còn thể hiện ở chỗ không bó hẹp trong các lễ hội, đình đám mà trở thành một sinh hoạt không thể thiếu đối với nhiều người dân. Câu lạc bộ của xã và phường đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ được thành lập vào năm 1998.Mặc dù sinh hoạt câu lạc bộ hoàn toàn là tự nguyện và còn nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện nhưng câu lạc bộ vẫn luôn sinh hoạt đều đặn, góp phần đáng kể vào việc truyền dạy, bảo tồn giá trị của hát Ghẹo.

Hát Ghẹo cũng được tổ chức vào những dịp hội hè, giao hảo giữa các làng kết nghĩa hoặc tế lễ, cầu cúng nhưng không phản ánh việc tế lễ, cầu cúng mà thực chất mang ý nghĩa giao duyên trữ tình. Điều đó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời với những phong tục, lề lối, tính chất, tầm cỡ như làn điệu, lời ca đã có những nâng cao, phát triển sáng tạo rất thành công nhiều tác phẩm phù hợp và được yêu thích trong cuộc sống hiện tại.

Ngày 21/12/2010, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai giảng lớp học hát Xoan và một số làn điệu dân ca Phú Thọ. Tham gia lớp học có 60 học viên đều từ 14 câu lạc bộ hát dân ca trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian học 10 ngày, các học viên học các giọng của hát Ghẹo gốc và các kỹ năng cơ bản về nghệ thuật trình diễn hát Ghẹo để các học viên vận dụng vào hoạt động văn nghệ ở cơ sở và biểu diễn chuyên nghiệp đạt kết quả tốt, phát huy tính chủ động sáng tạo trong phong trào văn nghệ quần chúng.

Bên cạnh đó chương trình khai mạc có chủ đề “Về miền hát Ghẹo” được tổ

chức vào 8h00 ngày 14/02/2011 (tức ngày 12 tháng giêng năm Tân Mão) tại sân di tích Cột cờ - thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ do Sở

Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện. “Về miền hát Ghẹo” là

chương trình nghệ thuật được thể hiện theo hình thức ca - múa - nhạc kết hợp hài hoà, hoà quyện với trình diễn văn hoá dân gian do các nghệ sĩ, diễn viên và nghệ nhân dân gian của tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc biểu diễn. Đây là chương trình khai mạc lễ hội ấn tượng linh thiêng với nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, đa sắc màu mang đậm bản sắc văn hoá đặc trưng của các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

Tại làng Nam Cường, xã Thanh Uyên, các nghệ nhân Ghẹo cũng đã tiến hành truyền dạy các làn điệu Ghẹo cổ cho trên 40 học sinh thuộc các lứa tuổi. Đây là chương trình nằm trong đề tài hát Ghẹo Phú Thọ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đề tài thực hiện từ năm 2006 - 2007 với số kinh phí là 170 triệu đồng. Như vậy, kể từ năm 1998 trở lại đây, lần đầu tiên, dân ca Ghẹo được chính thức truyền dạy một cách bài bản, khoa học, thu hút rất nhiều người dân địa phương tham gia. Năm 2006, Phú Thọ đã vinh dự có 9 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân dân gian. Đây là những ghi nhận của Hội văn nghệ dân gian đối với những cống hiến xuất sắc của các nghệ nhân dân gian Phú Thọ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân Phú Thọ có quyền tự hào và tin tưởng trong một tương lai không xa di sản văn hóa truyền thống dân tộc trên vùng đất cội nguồn sẽ có một vị thế xứng đáng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Dưới ánh sáng của Đề cương văn hoá 1943 với phương châm: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, đặc biệt là với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về văn hoá được thể hiện qua nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW

(khoá VIII), hát Ghẹo vẫn còn hiện diện ở những công trình nghiên cứu, băng từ, ở các câu lạc bộ ở Nam Cường. Ban nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam được thành lập Vụ nghệ thuật, Bộ văn hóa vào năm 1955 với lớp cán bộ đầu tiên trong đó có hát Ghẹo của Nguyễn Đình Hòe.

Tỉnh Phú Thọ trong suốt khoảng thời gian từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay chúng ta có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tích cực, có năng lực, một đội ngũ hoạt động văn nghệ rất năng động, cố gắng, tâm huyết, mê say, dành nhiều công sức cho việc phổ biến, nâng cao Hát Ghẹo, có những đóng góp vào sự phát triển văn hóa, văn nghệ của tỉnh. Ở đây không nhìn lại toàn bộ sự lãnh đạo của mỗi người mà chỉ nhìn vào việc tác động của sự lãnh đạo đến việc giữ gìn, phổ biến, nâng cao Hát Ghẹo. Trong số những đóng góp ấy, tiêu biểu là đóng góp của ông Trần Kim Thau, ông đã đặc biệt chú ý tới việc sưu tầm, nghiên cứu Hát Ghẹo và đặt nó nằm trong tổng thể nghiên cứu về văn hóa thời kì Hùng Vương của vùng đất Tổ.

Mục tiêu của ông đề ra cho những người làm công tác nghiên cứu là, đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, về những giá trị âm nhạc, lời ca, từ đó tìm ra những nét đặc sắc riêng của vốn dân ca này. Mặt khác ông cũng gợi ra vấn đề nhìn lại gần 50 năm qua xem cái gì được và cái gì chưa được để đề ra các giải pháp nhằm gìn giữ, phát triển Hát Ghẹo trong thời gian tới. Dấu ấn tiêu biểu

nhất của ông là tổ chức thành công cuộc Hội thảo khoa học dân ca Xoan,

Ghẹo Vĩnh Phú lần thứ nhất, tháng 11 năm 1994, tiếp theo là xuất bản hai

cuốn sách: Dân ca Xoan, Ghẹo Vĩnh Phú (1995), Dân ca Vĩnh Phú (1996) và đĩa hát Dân ca Phú Thọ.

Việc sưu tầm nghiên cứu chúng ta làm tương đối đầy đủ và kịp thời, nếu để lùi lại vài năm sau hoặc đến bây giờ mới tiến hành khi các cụ nghệ nhân qua đời sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiệm vụ phổ biến dân ca trong đó có Hát Ghẹo trong toàn tỉnh đã làm rất tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong việc phổ biến sâu rộng và phát triển dân ca trong tỉnh tuy có nhiều hình thức mới nhưng đặc biệt phải kể đến từ khi đưa Hát Ghẹo thành các màn ca cảnh diễn trên sân khấu làm tăng sức hấp dẫn, truyền cảm của các làn điệu đến người nghe. Việc xuất hiện các ca cảnh được coi là một hình thức phổ biến, phát triển và là hình thức biểu diễn mới của Hát Ghẹo.

Về nâng cao các điệu Hát Ghẹo, nhiều nhạc sĩ trong tỉnh đã quan tâm chỉnh lí, phát triển các điệu hát để có hơi thở mới, nhịp sống mới hấp dẫn người nghe hơn, được công chúng chấp nhận.

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 54)