Địa bàn gốc của Hát Ghẹo hẹp, đội ngũ, nghệ nhân Hát Ghẹo ít

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 66)

Suốt một chặng đường dài, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, người dân vùng đất Tổ luôn có ý thức chăm lo, gọt giũa, bồi đắp, tạo dựng cho nội dung Hát Ghẹo ngày thêm nhiều giá trị mang tính hiện thực.Tuy vậy, sự cố gắng ấy vẫn chưa vượt qua được thực tế khó khăn của Hát Ghẹo.

Trả lời cho câu hỏi vì sao mà Hát Ghẹo ở Phú Thọ - thể loại hát dân gian độc đáo, đậm chất trữ tình ít được nhiều người biết đến, ít được phổ biến rộng rãi ta phải nhìn lại một thực tế rằng, địa bàn Hát Ghẹo hẹp, đội ngũ nghệ nhân Hát Ghẹo ít nên việc thực hiện những hoạt động duy trì và bảo tồn, phát triển Hát Ghẹo gặp phải nhiều khó khăn.

Phú Thọ là quê hương của làn điệu Ghẹo nhưng thực tế đất sống của thể loại dân ca này chỉ bó hẹp trong một số ít làng quê nhỏ. Đó là làng Ghẹo gốc Nam Cường (ở xã Thanh Uyên), Thục Luyện và Hùng Nhĩ, chứ không rộng như địa bàn Hát Xoan. Chính vì vậy, để được nghe một làn điệu Ghẹo từ chính những người dân lao động hát ta lại phải lặn lội tìm về tận những xã này mới có. Địa bàn hẹp mà những người gìn giữ vốn ca hát này lại không nhiều.

Hiện nay, cuộc sống của nhân dân ta nói chung, của nhân dân các làng Ghẹo nói riêng sôi động, gấp gáp hơn ngày xưa. Ở các làng Ghẹo, nghệ nhân hát giỏi, thuộc nhiều bài bản, làn điệu chỉ còn một số người. Thanh niên nam nữ là đối tượng chính của Hát Ghẹo thế nhưng ngày nay, họ ít quan tâm đến sinh hoạt ca hát này như các thế hệ trước kia. Các nghệ nhân hát giỏi, thuộc nhiều bài bản, làn điệu cổ về Hát Ghẹo và đã từng tham gia sinh hoạt ca hát này từ trước năm 1945 tuổi đều đã trên dưới 80. Những thế hệ nối tiếp các nghệ nhân trước năm 1945 và đặc biệt là tầng lớp trẻ ở các làng có tục Hát Ghẹo hiện rất ít người thuộc và hát được các bài bản, làn điệu cổ.Mặt khác, các phong tục, lề lối cổ như trình tự cuộc hát, ứng tác khi ca hát không có trong các sinh hoạt Ghẹo ngày nay.Đã lâu lắm rồi nhiều làng có tục Hát Ghẹo không còn duy trì những phong tục, lề lối sinh hoạt ca hát cổ truyền như xưa.Nguy cơ mất hẳn các sinh hoạt văn hóa Ghẹo cổ truyền là điều khó tránh khỏi.

Chính vì đặc điểm này mà việc duy trì và bảo tồn Hát Ghẹo trong đời sống văn hóa của người dân Phú Thọ (1986 - 2011) gặp phải nhiều khó khăn hơn

3.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC DUY TRÌ, BẢO TỒN HÁT GHẸO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN PHÚ THỌ (1986 - 2011)

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 66)