Các giải pháp duy trì, bảo tồn Hát Ghẹo rất đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 64)

nhưng chưa đảm bảo tính bền vững

Nhìn lại chặng đường mà thể loại dân ca Hát Ghẹo lớn lên cùng đất nước từ khi nó sinh ra đã có một sự phát triển không bền vững.Đã có những thời kỳ Hát Ghẹo chỉ âm ỉ nhen nhóm ở một làng quê nào đó trên mảnh đất sinh ra nó tưởng chừng không còn sức sống. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hát Ghẹo cũng đã đóng góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến của dân tộc trên địa bàn Phú Thọ. Thời kỳ đổi mới, chủ trương đổi mới văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được đưa ra, lúc ấy người ta mới quan tâm nhiều đến việc duy trì và bảo tồn những làn điệu dân ca của dân tộc, trong đó có Hát Ghẹo. Thực tế Hát Ghẹo có thật sự được đón nhận hay không là nhờ vào khả năng duy trì, bảo tồn và tuyên truyền Hát Ghẹo của không chỉ các cơ quan lãnh đạo mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân.

Trong thời đại ngày nay, khi mà cuộc sống có quá nhiều mối quan tâm, âm nhạc cũng bị hòa loãng trong quá trình hội nhập với muôn vàn thể loại

được du nhập từ bên ngoài vào và biến tướng.Trong khi đó, giới trẻ là tầng lớp nhạy cảm và bồng bột trong việc cảm thụ âm nhạc, làm sao để những người trẻ thực sự quay lại và dành tình cảm cho âm nhạc dân tộc là một việc làm không hề dễ.

Các giải pháp duy trì và bảo tồn Hát Ghẹo được các cá nhân quan tâm, các nhà nghiên cứu về loại dân ca này cũng như các giải pháp của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ đưa ra từ trước tới nay rất đa dạng và phong phú nhưng để thực hiện được thì không hề đơn giản, nó thiếu tính bền vững, tất cả đều chưa thực sự quyết tâm. Việc làm này không phải chỉ cần một vài cá nhân tâm huyết là đủ, phải thực sự xuất phát từ sự say mê nhiệt tình của mọi người chứ không phải thực hiện một cách khiên cưỡng.

Có thể nói, Hát Ghẹo ở các làng gốc hiện nay còn tồn tại phần nhiều dưới sự tự phát từ lòng yêu thích ở trong truyền thống gia đình các nghệ nhân truyền lại cho lớp con cháu của họ.Trong các phường Ghẹo gốc có một số người tuổi đã cao còn nắm được nhiều vốn liếng của vốn dân ca này được coi là nghệ nhân.Họ cũng ít hoạt động và không được chăm sóc, nuôi dưỡng, động viên về tinh thần và vật chất nên cũng không còn hào hứng, phần nhiều mang tâm trạng chán nản. Về phía chính quyền từ tỉnh đến xã chỉ khi có nhu cầu mới có những hỗ trợ cụ thể cho hoạt động như: các cuộc biểu diễn phục vụ cho nhu cầu nào đó của xã hoặc cho công tác sưu tầm nghiên cứu hoặc tham gia các hội diễn các cấp. Việc lập phường còn nặng về hình thức hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên giao cho, chưa có ý thức tự giác nên chưa quan tâm tạo những điều kiện cho hoạt động, vì thế thiếu tính liên tục và bền vững. Hơn nữa xã cũng không có nguồn kinh phí và những điều kiện khác cho luyện tập truyền nghề, biểu diễn, nghiên cứu,… để phục hồi, lưu giữ và phát triển lâu dài.

Các giải pháp nhằm duy trì và bảo tồn Hát Ghẹo phần nhiều còn ở trên lý thuyết, mang tính chất chung chung, chưa sâu sát và triệt để trong việc thực hiện.Hát Ghẹo không còn sống trong sinh hoạt cộng đồng ngay chính trên mảnh đất sinh ra nó. Hơn nữa bị nền kinh tế thị trường chi phối, cộng với chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã chưa chú ý đúng mức, nặng về các hoạt động để giải quyết tình thế, chưa có kế hoạch, những hoạt động ưu đãi cần thiết nhằm gìn giữ và phát triển bền vững. từ tình hình đó, các nhà nghiên cứu chuyên sâu, có tâm huyết với Hát Ghẹo trong tỉnh và Trung ương đã nhiều lần cảnh báo trong nhiều năm nay, nhất là trong cuộc Hội thảo khoa học về dân ca Xoan, Ghẹo tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhât tổ chức vào năm 1994, các nhà nghiên cứu Trung ương và trong tỉnh đồng thanh kiến nghị cần tiến hành khẩn trương khôi phục gìn giữ và phát triển Hát Ghẹo, thế mà sự việc không có sự chuyển biến đáng kể nào. Nguy cơ biến mất nó là một thực tế.

Vì thế việc khôi phục ở các làng Ghẹo gốc là việc làm cấp thiết để gìn giữ bảo tồn vốn dân ca này. Mục tiêu của việc khôi phục này là: Khôi phục, gìn giữ, bảo tồn vốn Hát Ghẹo – một di sản lâu đời, đặc sắc, phong phú của Phú Thọ tiếp tục sống, sống lâu dài và phát triển trrong thời kỳ mới ở chính nơi nó sinh ra. Từ đó làm cơ sở phát triển mở rộng ra những địa phương khác trong tỉnh đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay, góp phần làm phong phú nền âm nhạc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động duy trì, bảo tồn hát ghẹo ở phú thọ (1986 2011) (Trang 64)